CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA TD PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ – XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.

Thứ ba - 24/11/2020 09:18
I- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TD Pháp (1897-1914).
1. Hoàn cảnh:
Đầu TK XX ở Việt Nam, TD Pháp dập tắt các cuộc khởi nghĩa, đặt xong bộ máy cai trị ở Việt Nam, chuyển sang giai đoạn ĐQCN- nhu cầu khai thác thuộc địa càng bức thiết -> TD Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Việt Nam.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
2. Nội dung khai thác:
a. Tổ chức bộ máy nhà nước:
- Chúng lập ra toàn quyền Đông Dương, mọi quyền lực tập trung trong tay Pháp, vua quan trong triều chỉ là bù nhìn, tay sai.
- Chúng thực hiện chính sách “chia để trị”, chia cả nước ta thành 3 Kì: Bắc –Trung- Nam Kì với 3 chế đọ cai trị khác nhau.
=> Tổ chức bộ máy nhà nước từ TW -> địa phương do TD Pháp chi phối.
b. Chính sách về kinh tế:
- Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất:
+ Bắc Kì (1902) Pháp chiếm 182000 ha ruộng đất.
+ Nam Kì: Hội thiên chúa giáo chiếm 1/4 diện tích đất cày cấy.
- Công nghiệp: Tập trung khai thác than và kim loại quý.
+ 1912 số lượng khai thác than tăng 2 lần so với 1903.
+ 1914- khai thác hàng vạn tấn kim loại quý: Vàng, bạc, đồng , thiếc, kẽm, .
+ Tập trung sản xuất Xi măng, Điện nước, hàng tiêu dùng.
- GTVT: Xây dựng hệ thồng GTVT phục vụ cho bóc lột kinh tế, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Cụ thể:
+ Đường bộ vươn tới những nơi xa xôi , hẻo lánh.
+ Đường Thuỷ: Kênh rạch ở Nam Kì được khai thác triệt để.
+ Đường Sắt: năm 1912 có tổng chiều dài2059 km.
- Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp đánh thuế nhẹ hoặc miễn, hàng của nước khác đánh thuế năng: 120%, hàng của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Pháp, đánh thuế nặng vào các mặt hàng: Muối, Rượu, thuốc phiện…
=>Mục đích chính sách khai thác: Vơ vét, bóc lột, thu lợi nhuận, độc chiếm thị trường Việt Nam.
=> Hậu quả của chính sách khai thác: Kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào kinh tế Pháp, tất cả các lĩnh vực: Nông- Công-Thương nghiệp đều không phát triển, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
c. Chính trị- Văn Hoá- Giáo dục: Duy trì chế độ giáo dục phong kiến, mở trường học cùng một số cơ sở  văn hoá- y tế, phục vụ cho các con em quan lại thực dân -> nhằm tạo ra một lớp người bản xứ phục vụ cho việc cai trị của chhúng trên đất nước ta.
=> Nhận xét: Đây là chính sách VH-GD lạc hậu, lỗi thời, không phải để khai hoá cho nền văn minh người Việt mà chỉ thêm kìm hãm nước ta trong vòng bế tắc, nghèo nàn, lạc hậu để chúng dễ bề cai trị.
II- Những chuyển biến của xã hội Việt Nam.
   Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần I, XH Việt Nam có nhiều chuyển biến, nhiều tầng lớp và giai cấp ra đời. Cụ thể:
a. Ở nông thôn:
- Địa chủ PK: Đầu hàng làm tay sai cho Pháp, số lượng ngày càng đông, phân hoá thành 2 bộ phận: + Bộ phận cau kết với ĐQ bóc lột nhân dân.
                 + Bộ phận là địa chủ vừa và nhỏ, có tư tưởng cách mạng.
- Nông dân: + cuộc sống cực khổ trăm bề, bị tước đoạt ruộng đất, chịu nhiều Sưu cao, thuế nặng và các phụ thu khác, bị phá sản trên quy mô lớn, trở thành tá điền trong các đồn điền của Pháp, phu cao su, ra thành thị thì trở thành người ở, làm công trong các nhà máy, xí nghiẹp, hầm mỏ của tư bản Pháp. Dù ở đâu họ vẫn khổ cực, bần cùng, không lối thoát.
+ Thái độ: Căm ghét TD Pháp, có ý thức đấu tranh, sẵn sàng hưởng ứng và
tham gia cách mạng để đấu tranh giành tự do, no ấm.
b. ở Đô thị. (do đô thị phát triển nên phân hoá thành nhiều g/c, tầng lớp).
- Tầng lớp Tư sản:
+ Ra đời cùng sự phát triển của đô thị, họ là những nhà thầu-khoán, chủ đại lí.
+ Hoạt động chủ yếu: Là kinh doanh buôn bán.
+ Bị thực dân chèn ép, kìm hãm, lệ thuộc yếu ớt về kinh tế. Chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng, tham gia cuộc vân động CM giải phóng dân tộc cuối TK XIX- đầu XX.
- Tầng lớp tiểu tư sản:
+ Là các chủ xưởng, buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp, học sinh.
+ Cuộc sống bấp bênh.
+ Có ý thức dân tộc, đặc biệt là học sinh, nhà giáo, sinh viên. tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu TK XX.
- Giai cấp công nhân:
+ Số lượng: khoảng 10 vạn người (phát triển cùng sự phát triển của công thương nghiệp và thuộc địa).
+ Bị thực dân, PK và Tư sản bóc lột -> có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.
III- Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.
- Trong lúc xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc thì vào những năm đầu của TK XX xuất hiện một xu hướng cứu nước mới: Tư tưởng DCTS ở Châu Âu truyền bá vào Việt Nam qua caon đường sách báo của Trung Quốc; tấm gương Nhật Bản theo con đường TBCN->phát triển giàu mạnh đã kích thích những nhà yêu nước Việt Nam mở ra một khuynh hướng cứu nước mới cho cách mạng Việt Nam: Khuynh hướng DCTS.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay4,672
  • Tháng hiện tại63,905
  • Tổng lượt truy cập7,649,029
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây