CÁC NƯỚC TÂY ÂU

Thứ tư - 28/10/2020 11:01
1. Tình hình các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới 2 :
- Bị thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến tranh.
- Các nước đều là con nợ của Mĩ.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
1. Tình hình các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới 2 :
     - Bị thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến tranh.
     - Các nước đều là con nợ của Mĩ.
     - Năm 1916, 16 nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác-san.
     - Giai cấp tư sản tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, ngăn cản phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
     - Những năm đầu sau chiến tranh, nhiều nước Tây Âu tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại để khôi phục ách thống trị của mình đối với các nước thuộc địa.
     - Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), chạy đua vũ trang nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN.
     - Nước Đức bị phân chia làm hai: Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức (1949). Mĩ, Anh, Pháp dốc sức viện trợ cho Cộng hòa Liên bang Đức. Nhờ đó, nền kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức phục hồi và phát triển nhanh chóng vươn lên đứng hàng thứ ba trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Ngày 3/10/1990, nước Đức được thống nhất, trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất Tây Âu.
2. Sự liên kết khu vực ở châu Âu:
    a. Nguyên nhân:
    Các nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật, hợp tác phát triển là cần thiết.
    Từ năm 1950, sau khi nền kinh tế được phục hồi và bắt đầu phát triển, các nước Tây Âu cần phải đoàn kết nhau lại để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ và cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
    b. Quá trình liên kết:
    + Khởi đầu Là sự ra đời của "Cộng đồng than, thép châu Âu" (4/1951).
    + Tháng 3/1957, sáu nước Pháp, Đước, I-ta-li-a, Hà Lan và Lúc-xăm-bua cùng nhau thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu", rồi "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) nhằm hình thành  "một thị trường chung".
    + Năm 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu. (viết tắt theo tiếng Anh là EC)
    + Tháng 12/1991, các thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, nhằm thống nhất châu Âu, quyết định đổi tên thành EU và sử dụng đồng tiền chung châu Âu (EURO).
    Hiện nay, sau nhiều năm thành lập và hoạt động, liên minh châu Âu đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, tổ chức chặt chẽ nhất và là một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Năm 1999, số nước thành viên của tổ chức này là 15, đến năm 2004 là 25 nước.     


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay8,952
  • Tháng hiện tại112,541
  • Tổng lượt truy cập6,968,845
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây