SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU

Thứ ba - 24/11/2020 09:24
1. Hoàn cảnh
- Năm 1973, khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ khủng hoảng dầu mỏ đã ảnh hưởng trực tiếp tới LX.
- Trong bối cảnh đó, LX không tiến hành cải cách về KT-CTXH để khắc phục khuyết diểm, thiếu sót.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
  - Đầu những năm 80, nền LX  ngày càng  khó khăn. Vi phạm pháp chế, thiếu dân chủ, quan liêu, tham nhũng trầm trọng. Đất nước khủng hoảng toàn diện.
2. Công cuộc cải tổ của Liên xô
 - 3/1985, Gooc ba chốp đề ra đường lối cải tổ.
 - Nội dung:
 + Đưa ra các phương án phát triển về kinh tế(.chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường=> quan hệ kinh tế cũ bị phá vỡ trong khi quan hệ knh tế mới chưa được hình thành)
 + Tập trung quyền lực vào tay  tổng thống
 + Thực hiện đa nguyên về chính trị, xoá bỏ sự lãnh đạo độc quyền của ĐCS.
 - Kết quả:
   Do chuẩn bị thiếu chu đáo, thiếu đường lối chiến lược toàn diện, cải tổ lâm vào tình trạng bị động, lúng túng.
  + Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng, rối loạn.       + Mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ.
  + Tệ nạn XH gia tăng + Nhiều nước cộng hoà đòi li khai…
 - 19/8/1991, đảo chính lật đỏ  Gooc ba chốp không thành, gây hậu quả nghiêm trọng
 + ĐCS bị đình chỉ hoạt động.
 + 11 nước cộng hoà tuyên bố ly khai, thành lập SNG.
 - 25/12/1991, Gooc ba chốp từ chức. Chế độ XHCN ở LX sụp đổ sau 74 năm tồn tại.
+ Nguyên nhân sụp đổ:
- Nguyên nhân sâu xa nằm trong mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường, kế hoạch hóa cao độ.
- Vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân, sự thiếu nghiêm minh trong việc thực thi pháp luật, thiếu dân chủ và công bằng xã hội.
- Những thiếu sót, khuyết tật lâu ngày chậm được khắc phục, sửa chữa càng làm cho các nước xã hội chủ nghĩa xa rời những tiến bộ, văn minh của thế giới, nhất là sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đưa tới tình trạng trượt dài từ trì trệ đến khủng hoảng nặng nề về kinh tế - xã hội.
- Khi tiến hành cải tổ, cải cách, những người lãnh đạo ở Liên Xô và Đông Âu lại liên tiếp phạm thêm nhiều sai lầm nghiêm trọng về bước đi, nội dung, phương pháp, trong đó điều chủ yếu là buông lỏng chuyên chính vô sản, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Khách quan : do những hoạt động chống phá của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước, đặc biệt là âm mưu “diễn biến hòa bình”, “cách mạng nhung”, “chiến thắng không cần chiến tranh” của chủ nghĩa đế quốc.
II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu
- Cuối 70 đầu 80, các nước Đông âu cũng lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị gay gắt. Cuối 1988, khủng hoảng lên tới đỉnh cao. Bắt đầu từ Ba lan sau đó lan ra khắp Đông âu, mũi nhọn đấu tranh nhằm vào ĐCS. ĐQ và các thế lực thù địch kích động quần chúng chống phá
- . Hậu  quả :
 + ĐCS các nước Đông Âu chấp nhận mất quyền lãnh đạo, thực hiện đa nguyên về chính trị và tổng tuyển cử tự do.
 + Các thế lực chống CNXH thắng cử, nắm chính quyền
 + 1989, chế độ XHCN sụp đổ ở hầu hết các nước Đông âu, tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa MLN
 + 28/6/1991, SEV chấm dứt hoạt động
 + 1/7/1991, Vác sa va giải thể. Hệ thống XHCN tan rã.

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay5,784
  • Tháng hiện tại109,373
  • Tổng lượt truy cập6,965,677
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây