ĐỀ ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI

Thứ ba - 24/11/2020 09:48
Câu 1. (5.0 điểm): Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới? Hướng đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Theo em những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt nam. là
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu 2 (3,0 điểm).
Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm mấy giai đoạn? Vị trí và ý nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế?
Câu 3 (3,0 điểm)
Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai có góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới hay không? Vì sao? Làm rõ ý nghĩa thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc thế giới trong các năm 1949, 1959, 1960.

Câu 4. (3.0 điểm): Hiện nay Đông Nam Á gồm những Quốc gia nào? Lập bảng thống kê các nước Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN(1967) về những nội dung sau. Tên nước, tên thủ đô, trước năm 1945 là thuộc địa của những nước đế quốc nào?
Câu 5. (5,0 điểm) Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, các nước châu Á đẵ đạt được những thắng lợi gì và hiện đang đứng trước những khó khăn, thử thách nào?
 
Đáp án đề 2
 Câu 1:  (5.0 điểm )
- Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước. Quê ở xã Kim Liên-Huyện Nam Đàn-Tỉnh Nghệ An.
- Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục xong vẫn không đi đến thắng lợi.
Người tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng không tán thành đường lối hoạt động của họ nên quyết định đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc
* Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo khác với lớp người đi trước:
- Các bậc tiền bối mà tiêu biểu là Phan Bội Châu đã lựa chọn con đường cứu nước đó là đi sang phương Đông, chủ yếu là Nhật Bản vì ở đó từng diễn ra cuộc cải cách Minh Trị làm cho Nhật thoát khỏi thân phận thuộc địa; vì Nhật đã đánh bại đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1905-1907) và Nhật Bản còn là nước "đồng văn, đồng chủng" với Việt Nam.
 Đối tượng mà cụ Phan Bội Châu gặp gỡ là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp. Phương pháp của cụ là vận động tổ chức giai cấp, cùng các tầng lớp trên để huy động lực lượng đấu tranh bạo động.
- Còn Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường sang phương Tây, nơi được mệnh danh có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật, có nền văn minh phát triển.
Nguyễn Ái Quốc đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, đi vào phong trào quần chúng, giác ngộ, đoàn kết họ đứng lên đấu tranh giành độc lập thực sự bằng sức mạnh của mình là chính,
Người luôn đề cao học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm cách mạng mới nhất của thời đại và Người đã bắt gặp chân lý cách mạng Tháng Mười Nga.
- Những hoạt đông yêu nước của người tuy mới chỉ bắt đầu ,nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đối với dân tộc ta, cũng như đối với dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác,vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử.
 
Câu 2. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm mấy giai đoạn? Vị trí và ý nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế?
- Các giai đoạn
+ Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
+ Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
+ Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
- Vị trí: Là một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại các lực lượng phản cách mạng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Ý nghĩa
- Từng bước phá vỡ hệ thống thuộc địa - một trong những cơ sở tồn tại của chủ nghĩa đế quốc, thu hẹp phạm ảnh hưởng của Mĩ và các nước phương Tây, từng bước xói mòn trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai...
- Phong trào đã đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, …
- Tất cả các quốc gia độc lập tiếp tục đấu tranh để thiết lập một thế giới công bằng, góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh của các dân tộc...

 Câu 3. Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai có góp phần làm thay đổi bản  đồ  chính trị thế giới hay không? Vì sao? Làm rõ ý nghĩa thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc thế giới trong các năm 1949, 1959,1960.
1. Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh
mẽ ở các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh, làm cho bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc.
2. Giải thích:
- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã xoá bỏ ách thống trị của chủ nghĩa
thực dân, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều thế kỉ sụp đổ hoàn toàn.
- Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Các quốc gia độc lập ngày càng
tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
- Góp phần vào quá trình làm "xói mòn" và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta được
thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai…
3. Ý nghĩa thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc thế giới trong các năm
1949, 1959, 1960:
- Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời. Đó là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn: kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm chế độ phong kiến, đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
- Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta ở Cu Ba bị lật đổ. Cuộc cách mạng nhân dân ở Cu Ba đã giành được thắng lợi… Sự kiện này có tác động to lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh…
- Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. Từ sau đó, hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc lần lượt tan rã, các dân tộc châu Phi giành lại được độc lập và chủ quyền…

Câu 4. (3,0 điểm):
 
* Hiện nay khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia, : Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Việt Nam, Phi-líp-pin, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Lào, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, Xin-ga-po. 1,0
* Bảng thống kê những nước Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN (1967)  (2.0 điểm)
tt Tên nước Là thuộc địa Thủ đô
1 Thái Lan Không trở thành thuộc địa Băng cốc
2 Ma-lai-xi-a Anh Cua-la Lăm bua
3 In đô nê xi a Hà Lan Gia-các ta
4 Xin-ga-po Anh Xin-ga-po
5 Phi-líp pin TBN và Mĩ Ma-ni-la
Điểm 0,5 1,0 0,5
 
Câu 5
* Những thắng lợi của các nước châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:
- Thứ nhất: Giành được độc lập dân tộc, chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc.
Dẫn chứng: Việt Nam, Inđônêxia, Lào… (1945), Trung Quốc (1949), Ấn Độ (1950), Campuchia (1953), Malaixia (1957)….
- Thứ hai: Đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước và hợp tác phát triển
Dẫn chứng:
+ Nhật Bản trở thành siêu cường về kinh tế, đứng thứ hai trên thế giới
+ Trung Quốc: Thực hiện chính sách mở cửa, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, phóng thành công vệ tinh chinh phục vũ trụ…
+ Ấn Độ: “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ.
+ Bốn con rồng châu Á: Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Công, Xingapo
+ Các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin đạt được các thành tựu về mọi mặt
+ Việt Nam: Thực hiện chính sách đổi mới từ 1986 đến nay kinh tế phát triển, an ninh chính trị ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể.
+ Các tổ chức quốc tế được thành lập trên cơ sở hợp tác cùng phát triển: Tổ chức ASEAN, ASEAN+1 (ASEAN+ Trung Quốc), ASEAN+3 (ASEAN+ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc).
* Các nước châu Á hiện đang đứng trước những khó khăn, thử thách:
- Tình hình chính trị phức tạp và không ổn định: Sự xâm lược, can thiệp của các nước đế quốc, ly khai, khủng bố, xung đột bạo lực…. ở Irắc, Apganixtan, Pakixtan, Thái Lan, Inđônêxia và Philippin…
- Thiên tai hoành hành: Động đất, núi lửa, sóng thần, băo lụt, hạn hán…
- Tệ nạn xă hội, tham nhũng….  - Bệnh dịch, ô nhiễm môi trường…
 
 
ĐỀ KIỂM ĐỊNH HSG LỚP 9
Môn: Lịch sử
(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề )

Câu 1. (6.0 điểm)
           Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX ở Việt Nam:
 a. Nêu hoàn cảnh lịch sử dẫn đến phong trào.
 b. Trình bày hiểu biết của em về phong trào Đông du và cuộc vận động Duy tân.
 c. Nhận xét về phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.
Câu 2.(4.0 điểm)
          Những nét lớn về phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Câu 3. (5,0 điểm):  
Trình bày mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất Đông Nam Á. Tại sao nói từ đầu những năm 90, một thời kì mới đã mở ra cho các nước trong khu vực này? Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN?
Câu 4 (5 đ) Cu Ba “Hòn đảo anh hùng”. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba

Đáp án
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Hiểu biết về phong trào Đông du và cuộc vận động Duy tân. Nhận xét về phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX. 6 điểm
Hoàn cảnh dẫn đến phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX  
- Cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước do giai cấp phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần Vương thất bại hoàn toàn. Yêu cầu lịch sử đặt ra là cần có một phong trào theo xu hướng cứu nước mới. 0,25
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc, các giai cấp, tầng lớp mới hình thành. Đây sẽ là lực lượng xã hội tiếp nhận những tư tưởng mới, khởi xướng các phong trào đấu tranh đi theo những xu hướng mới. 0,25
- Đầu thế kỉ XX, tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào Việt Nam, Nhật Bản trở thành nước tư bản giàu mạnh đã kích thích nhiều người Việt Nam yêu nước muốn tìm con đường cứu nước mới. 0,25
- Xuất phát từ lòng yêu nước và những nhận thức mới, những sĩ phu yêu nước tiến bộ đã tiến hành cuộc vận động cứu nước theo xu hướng dân chủ tư sản. 0,25
Hiểu biết về phong trào Đông du  
- Diễn ra vào đầu thế kỷ XX, lãnh đạo là Phan Bội Châu. 0,25
- Mục tiêu: Đánh Pháp giành độc lập, lập ra một nước Việt Nam độc lập, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. 0,25
- Chủ trương: Dựa vào Nhật để xúc tiến bạo động vũ trang đánh Pháp. 0,25
- Hoạt động: Năm 1904, thành lập hội Duy tân. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật cầu viện nhờ Nhật giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp. Hội Duy tân tích cực phát động các thành viên tham gia phong trào Đông du. 0,25
- Kết quả: Tháng 9/1908, Pháp cấu kết với Nhật yêu cầu nhà cầm quyền Nhật trục xuất những người Việt Nam yêu nước ra khỏi nước Nhật. Tháng 3/1909, phong trào Đông du tan rã, hội Duy tân ngừng hoạt động. 0,25
Hiểu biết về cuộc vận động Duy tân  
- Diễn ra sôi nổi vào đầu thế kỷ XX ở Trung kỳ. Lãnh đạo phong trào là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… 0,25
- Mục tiêu: Chống phong kiến, cải cách văn hóa, xã hội, nâng cao dân trí, dân quyền nhằm nâng cao lòng yêu nước, tuyên truyền nội dung học tập mới và nếp sống mới mang màu sắc dân chủ. 0,25
- Hoạt động: Mở trường học, diễn thuyết các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới; tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu; cổ động mở mang công thương nghiệp… 0,25
- Năm 1908, dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân, phong trào chống phu, chống sưu thuế diễn ra ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và lan ra cả Trung kì. 0,25
Nhận xét về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX  
- Mục tiêu chung: Giành độc lập dân tộc, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. 0,25
- Lãnh đạo: Sĩ phu yêu nước tiến bộ chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản.  0,25
- Lực lượng tham gia: Nông dân, công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc… 0,25
- Phương thức đấu tranh phong phú như: lập hội Duy tân, lập hội yêu nước, vận động giúp đỡ từ bên ngoài, tiến hành cải cách sâu rộng, đấu tranh vũ trang.
0,25
- Tổ chức: Bước đầu thành lập tổ chức chính trị sơ khai như Hội Duy tân. 0,25
- Kết quả: Dấy lên một phong trào yêu nước rộng lớn tuy nhiên các phong trào cuối cùng đều thất bại. 0,25
- Nguyên nhân thất bại: Do thiếu giai cấp lãnh đạo tiên tiến; chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, chưa nhận thức đúng kẻ thù cách mạng… 0,25
Câu 2           Những nét lớn về phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
  •  Hoàn cảnh: Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp tham gia  chiến tranh nên tăng cường vơ vét sức người sức của của chính quốc và các thuộc địa. Đặc biệt Pháp tăng cường bắt lính ở các thuộc địa dẫn đến phong trào đấu tranh của binh lính Việt trong quân đội Pháp và nhân dân diễn ra sôi nổi



0,5
  • Các phong trào
Vụ mưu khỏi nghĩa ở Huế năm 1916
  • Phản đối việc pháp thực hiện chiến dịch bắt lính Việt sang làm bia đỡ đạn tại chiến trường châu Âu. Thái Phiên và Trần Cao vân liên lạc với binh lính bị tập trung tại thanh phố Huế tổ chức khởi nghĩa và  và mời vua Duy Tân cùng tham gia



0,5
  • Kế hoạch dự kiến nổ ra vào đêm mùng 3 rạng ngày 4/5/1916 tại Huế nhưng do sơ hở nên kế hoạch bị bại lộ, thực dân Pháp bắt và tủ hình Thái Phiên và Trần Cao Vân, vua Duy Tân bị truất  ngôi rồi đưa đày ở châu Phi, cuộc khởi nghĩa không thành công.

0,5
Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ơt Thái Nguyên 1917
  • Năm 1917 ở khởi nghĩa ở Thái Nguyên, Lương Ngọc Quyến và Trịnh văn Cấn đã lãnh đạo tù chính trị và binh lính giác ngộ nổi dạy khởi nghĩa.

0,5
  • Nghĩa quân nổi dậy giêt tên giám binh Pháp, phá nhà lao thả tù chính trị, chiếm các công sở và làm chủ tỉnh lị trong một tuần lễ  nhưng không chiếm được trại lính Pháp nên pháp huy động được lực lượng phản công, Lương Ngọc Quyến anh dũng hi sinh
 
  • Nghĩa quân rút vào rừng chiến đấu gian khổ suốt 5 tháng. Đội Cấn bị thương và tự sát
0,25
Cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc
  • Trong thời gian1914-1918 cũng đã nổ ra các cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc, chủ yếu ở Tây Nguyên, tiêu biểu là cuộc nổi dậy của đồng bào Mơ Nông do Nơ Trang Lơng  chỉ huy

0,25
  • Nhận xét:
- Lực lượng tham gia gồm đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vai trò của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
- Phương pháp đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
- Địa bàn: diễn ra lẻ tẻ từ Bắc đến Nam
- Thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến, nên phong trào nhanh chóng thất bại
- Mặc dù thất bại nhưng đã thể hiện tinh thần chống pháp của binh lính Việt trong quân đội Pháp. Đập tan chính sách dùng “người Việt trị người Viêt” của Pháp

0,25

0,25
0,25

0,25

0,5
 
Câu 3.      Trình bày mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất Đông Nam Á. Tại sao nói từ đầu những năm 90, một thời kì mới đã mở ra cho các nước trong khu vực này? Quan hệ giữa Việt nam và ASEAN?
* Mục tiêu hoạt động:  
- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan). 0,5
- Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. 0,5
* Nguyên tắc hoạt động  
- Tháng 2/1976, ASEAN họp Hội nghị thượng đỉnh lần thứ I tại Bali (Inđônêxia). Hội nghị đã xác định những xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ của các nước Đông Nam Á. 0,25
- Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 0,25
  - Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình. 0,25
- Hợp tác phát triển có hiệu quả… 0,25
*  Một thời kỳ mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á   
- Sau khi “ chiến tranh lạnh” chấm dứt và vấn đề Cam- pu –chia đã được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt... 0,25
- Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN. Từ 5 nước sáng lập (năm 1967) đã phát triển thành 10 nước (năm 1999)... 0,5
- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á cùng đứng chung trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á “hoà bình, ổn định” cùng phát triển, 0,25
-  Năm 1992 (AFTA) – Khu vực mậu dịch tự do ra đời. Năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm nhiều nước trong và ngoài khu vực, tổ chức Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) năm 1996.... Như vây một thời kỳ mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á  0,25
  • Mỗi quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN
 
Quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN từ năm 1967 đến nay có những lúc diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động tình hình quốc tế và khu vực…. 0,25
Giai đoạn 1967-1973 Việt Nam hạn chế quan hệ với ASEAN vì đang tiến hành kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Có thời gian Việt Nam đối lập với các nước ASEAN vì Thái Lan, Philippin tham gia khối quân sự SEATO và trở thành đồng minh của Mĩ 0,25
Giai đoạn 1973-1978: Sau hiệp định Pari, nước ta bắt đầu triển khai, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước ASEAN. Đặc biệt sau đại thắng mùa xuân năm 1975 vị trí của Việt Nam trong khu vực và thế giới ngày càng tăng. Tháng 2/1976 Việt Nam tham gia kí kết hiệp ước Bali, quan hệ với ASEAN đã được cải thiện bằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến viếng thăm lẫn nhau. 0,25
Giai đoạn 1978-1989: Tháng 12/1978, Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia giúp nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng Pônpốt. Một số nước lớn đã can thiệp, kích động làm cho quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trở lên căng thẳng. 0,25
Giai đoạn 1989 đến nay: ASEAN đã chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước” quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện 0,25
Tháng 7/ 1992 Việt Nam tham gia vào hiệp ước Bali đánh dấu bước phát triển quan trọng trong sự tăng cường hợp tác khu vực vì một “Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển”. Sau khi ra nhập ASEAN (28/7/1995) mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật ngày càng được đẩy mạnh 0,5
Câu 4



 
. Cu Ba “Hòn đảo anh hùng”. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba  
Cu Ba “Hòn đảo anh hùng  
Giới thiệu về  sơ lược về Cu Ba:- Là một quốc đảo nằm trên vùng biển Ca-ri-bê, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cu Ba được mệnh danh là “Hòn đảo anh hùng” trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và xây dựng đất nước 0,25
* Trong chiến đấu chống chế độ độc tài Ba-ti-xta (1953 – 1959):
– 1953, được Mĩ giúp, Batixta đã thiết lập chế độ độc tài quân sự, thi hành nhiều chính sách phản động…-> nhân dân CuBa bền bỉ đáu tranh.
– 26/7/1953, Phi đen lãnh đạo 135 thanh niên tấn công pháo đài Môn-ca-đa, mở đầu thời kì đấu tranh vũ trang
– Mặc dù lực lượng chênh lệch, gặp nhiều khó khăn nguy hiểm, nhưng từ năm 1956 – 1958, phong trào cách mạng lan rộng khắp cả nước và chuyển sang thế phản công.
– Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ. Cách mạng giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của chính quyền tay sai. CuBa là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh

0,5


0,25

0,25


0,5
* Trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1959 – nay)
– Từ 1959 -1961, Cu Ba tiến hành cải cách dân chủ. Là nước đầu tiên ở Tây bán cầu tuyên bố tiến lên chủ nghĩa xã hội (1961) giữa vòng vây của Mĩ.
– Từ 1961 đến nay, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt nhiều thành tựu…Mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ nhưng Cu Ba vẫn kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, những thành tựu trong chiến đấu và trong xây dựng bảo vệ tổ quốc đã chứng minh rằng Cu Ba là “hòn đảo anh hùng”

0,25


0,25


0,25
  Mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba  
Cơ sở:
+ trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc có chung kẻ thù là Mĩ
+ sau khi giành được độc lập: cùng mục tiêu và lý tưởng xây dựng chế độ XHCN
+ Cả hai nước đều do đảng công sản lãnh đạo
0,5
Mối quan hệ Việt Nam-Cu Ba được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Phi đen-ca-xtơ-rô đã dày công xây đắp, đó là mối quan hệ, thuỷ chung son sắt. Mối quan đó được thiết lập từ năm 1960. Cả hai dân tộc đều có sự giúp đỡ nhau to lớn:
    - Trong cuộc kháng chiến chống của nhân dân ta, Ph-den Ca-xto-rô là nguyên thủ nước ngoài duy nhất đã vào tuyến lửa Quảng Trị để động viên nhân dân ta.
    - Bằng trái tim và tình cảm chân thành, Phi-đen và nhân dân Cu-Ba luôn ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam: “Vì Việt Nam, Cu-Ba sản sàng hiến cả máu”.
    - Cu-Ba đã các chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu bệnh sốt rét, mổ cho các thương binh ở chiến trường.
    - Sau 1975, Cu-Ba đã giúp nhân dân Việt Nam xây dựng thành phố Vinh, bệnh viện Cu-Ba ở Đồng Hới (Q.Bình).
Ngày nay mối quan hệ ngày càng bền chặt thắm thiếu tình anh em Cu Ba giúp VN rất nhiều và ngược lại VN cũng giúp được Cu ba trong nhiều lĩnh vực
0,25



0,25


0,25

0,25

0,25

0,25
- Hiện nay: Việt Nam và Cu Ba đang làm hết sức mình để củng cố, mở rộng mối quan hệ đoàn kết anh em, hợp tác toàn diện trên tinh thần hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Sát cánh bên nhau trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế, trong việc bảo vệ những lợi ích chính đáng của mỗi nước và tham gia tích cực vào những nỗ lực chung, để xây dựng một thế giới tốt đẹp và công bằng hơn.
Quan hệ hợp tác Việt Nam – Cu Ba hiện đang được mở rộng trên nhiều lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp, đầu tư, văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật… Việt Nam chuyển giao kỹ thuật và con giống giúp Cu Ba canh tác lúa nước trên quy mô nhỏ, nuôi trai lấy ngọc, phát triển công nghệ gốm sứ, duy trì khối lượng gạo hàng hoá sang thị trường Cuba… Phía Cu Ba tiếp tục hợp tác giúp đỡ Việt Nam trong công nghệ mía đường, chế biến phụ phẩm từ mía đường, nuôi cá sấu, nuôi và sử dụng mồi Mosca diệt sâu hại mía, chuyển giao gen kháng bệnh cho lúa, bắp cải, khoai lang; tư vấn giám sát các công trình
  0,5

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập79
  • Hôm nay12,331
  • Tháng hiện tại148,546
  • Tổng lượt truy cập8,251,751
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây