Nêu những điểm nổi bật trong tình hình nước Đức trong những năm 1924 - 1929. Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức ?

Thứ bảy - 26/06/2021 05:30
Hướng dẫn làm bài
1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918 - 1923
* Hoàn cảnh lịch sử:
tải xuống (3)
tải xuống (3)
  • Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức là nước bại trận bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng.
  •  Tháng 6/1919, Hòa ước Véc-xai được ký kết. Nước Đức phải chịu những điều kiện hết sức nặng nề, đặt nước Đức vào "cảnh nô lệ mà người ta chưa từng nghe thấy, chưa từng trông thấy..." (Lê- nin). Khủng hoảng kinh tế, tài chính diễn ra tồi tệ chưa từng có trong lịch sử nước Đức. Nước Đức trở nên kiệt quệ và rối loạn chưa từng thấy.
Tình hình trên đây của nước Đức làm cho đời sống giai cấp công nhân và nhân dân lao động trở nên vô cùng tăm tối và khốn quẫn. Phong trào cách mạng bùng nổ và ngày càng dâng cao những năm 1918 - 1923.
  • Diễn biến:
  •  Diễn ra cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 11/1918 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản (Cộng hòa Vai-ma).
  •  Từ 1919 - 1923, phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức.
  • Từ    10/1923, cao trào cách mạng tạm lắng   do sự đàn áp của chính quyền tư sản.
  1. Những năm ổn đinh tạm thời (1924 - 1929)
Từ cuối năm 1923, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Đức dần dần ổn định.
+ Về kinh tế, giai cấp tư sản Đức đã sử dụng những khoản tiền vay của các nước Mĩ, Anh thông qua các kế hoạch Đao-ét (1924) và Y-ơng (1929) để ổn định tài chính, khôi phục công nghiệp và nâng cao năng lực sản xuất. Do vậy, từ năm 1925, sản xuất công nghiệp Đức phát triển mạnh và đến năm 1929 đã vượt qua Anh, Pháp, đứng đầu châu Âu.
+ Chính trị :
  • Về đối nội, chế độ Cộng hòa Vai-ma được củng cố, quyền lợi của giới tư bản độc quyền được tăng cường. Chính phủ tư bản thi hành chính sách đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, công khai tuyên truyền tư tưởng phục thù cho nước Đức.
  •  Về đối ngoại, vị trí quốc tế của Đức dần dần được phục hồi. Đức tham gia Hội Quốc liên, kí kết một số hiệp ước với các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.
  1.  Khủng hoảng kinh tế và sư thiết lập chế đô phát xít của Đảng Quốc xã
  •  Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng một đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị - xã hội Đức khủng hoảng trầm trọng.
  • Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le - Thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức lên năm chính quyền. Đảng Cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh song không ngăn cản được quá trình ấy.
  •  Ngày 30/1/1933, Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le lên làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới, chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay8,124
  • Tháng hiện tại120,741
  • Tổng lượt truy cập6,977,045
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây