Nét chính về diễn biến, ý nghĩa phong trào đấu tranh của Mặt trận Nhân dân chống phát và nguy cơ chiến chiến tranh

Thứ bảy - 26/06/2021 05:28
Nét chính về diễn biến, ý nghĩa phong trào đấu tranh của Mặt trận Nhân dân chống phát và nguy cơ chiến chiến tranh. Hãy liên hệ với lịch sử Việt Nam để trình bày về phong trào Mặt trận nhân dân Pháp và phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 - 1939).
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Hướng dẫn làm bài
  1. Nguyên nhân : Trước thảm họa chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản như Pháp, Italia, Tiệp Khắc, Hy Lạp, Tây Ban Nha...
  2. Diễn biến phong trào đấu tranh :
  • Tại Pháp, trong  cuộc tổng  tuyển cử tháng 5/1936,  Mặt trận Nhân dân Pháp giành được   chính
phủ do Lê-ông Bơ-lum      đứng đầu. Phong trào  Mặt trận  nhân dân   đã bảo  vệ nền  dân chủ, đưa  nước
Pháp vượt qua hiểm hoạ của chủ nghĩa phát xít.
  •  Tại Tây Ban Nha, tháng 12/1936, Mặt trận Nhân dân cũng giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử và Chính phủ Mặt trận Nhân dân được thành lập, diễn ra cuộc đấu tranh chống lại thế lực phát xít do Phran-cô cầm đầu đã gây nội chiến nhằm thủ tiêu nền cộng hoà.
Cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha (1936 - 1939) nhận được sự ủng hộ to lớn của phong trào cách mạng thế giới. Do sự can thiệp của phát xít Đức, Italia và sự nhượng bộ của các nước tư bản, cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha cuối cùng cũng thất bại.
* Ý nghĩa : Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, nhất là về Mặt trận thống nhất nhằm tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng.
  1. Sư ra đời của Mặt trân Nhân dân Pháp (1936) có tác dung tích cưc đến cách mạng Việt
Nam vì: Mặt trận nhân dân Pháp có nhiều chính sách tiến bộ thực hiện ở các thuộc địa, trả thù chính trị, tự do hội họp...tạo điều kiện cho lực lượng cách mạng ở Việt Nam phục hồi sau một thời kì bị thực dân Pháp khủng bố.
  • Căn cứ  tình hình thế giới, trong  nước và vận  dụng đường lối  của Quốc tế Cộng  sản, Hội  nghị
Trung ương Đảng lần thứ nhất (7/1936), đề ra chủ trương chỉ đạo chiến lược và sách lược mới.
  • Xác định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương chưa phải là thực dân Pháp nói chung mà là bọn thực dân phản động thuộc địa và tay sai không thi hành chính sách của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp. Quyết định tạm gác khẩu hiệu "Đánh đuổi đế quốc Pháp", "Đông Dương hoàn toàn độc lập", "Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày".
  • Quyết định thành lập Mặt trận nhân dân Phản đế Đông Dương (tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương), nhằm tập hợp các giai cấp, tầng lớp, đảng phái, cá nhân...thực hiện nhiệm vụ trên. Các tổ chức quần chúng của Mặt trận đều thay bằng Hội Cứu tế, Hội ái hữu, Đoàn Thanh niên Cộng sản được thay bằng Đoàn Thanh niên dân chủ.
  • Hình thức và phương pháp đấu tranh là lợi dụng triệt để những khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai để vận động quần chúng. Bên cạnh hoạt động bí mật, lần đầu tiên đảng đưa một bộ phận ra hoạt động công khai.
^ Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương đáp ứng nguyện vọng bức thiết của quần chúng, làm dấy lên phong trào đấu tranh sôi nổi mạnh mẽ, trong đó có các cuộc đấu tranh tiêu biểu như: Phong trào Đông Dương đại hội, cuộc "đón rước" Gôđa và toàn quyền Đông Dương Bơriviê, cuộc mít tinh ngày 1/5/1938 ở Hà Nội.
♦♦♦ Từ cuối năm 1938, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp càng thiên về hữu, bọn phản động Pháp ở Đông Dương ngóc đầu dậy phản công lại Mặt trận dân chủ Đông Dương. Phong trào đấu tranh công khai thu hẹp dần đến khi chiến tranh bùng nổ thì chấm dứt.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay9,028
  • Tháng hiện tại112,772
  • Tổng lượt truy cập6,969,076
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây