- Phân tích vai trò lịch sử của tổ chức Quốc tế III đối với phong trào cách mạng thế giới.

Thứ bảy - 26/06/2021 05:25
Trên cơ sở tổ chức Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III), anh (chị) hãy :
- Chứng minh sự giải thế của tổ chức này vào năm 1943 là một tất yếu khách quan.
- Phân tích vai trò lịch sử của tổ chức Quốc tế III đối với phong trào cách mạng thế giới.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Hướng dẫn làm bài
  1. Sự giải thế của Quốc tế Cộng sản vào năm 1943 là một tất yếu khác quan :
  • Tháng 5/1943, Ban chỉ huy lãnh đạo Quốc tế Cộng sản họp phiên cuối cùng và tuyên bố giải thể tổ chức này, đây là việc làm thích hợp và tất yếu của lịch sử, bởi lẽ :
  •  Các Đảng Cộng sản thành viên của Quốc tế III đã trưởng thành, vững mạnh về tổ chức và lực lượng, tự giải quyết được các nhiệm vụ cụ thể của cách mạng nước mình.
  • Trong cuộc    chiến tranh thế giới  thứ hai, việc liên lạc  giữa Quốc tế III và các Đảng Cộng   sản
thành viên gặp nhiều khó khăn, trong lúc đó tình hình thế giới chuyển biến rất mau lẹ, đòi hỏi các Đảng Cộng sản các nước phải giải quyết nhanh chóng những vấn đề đặt ra đối với cách mạng mỗi nước, cho nên sự tồn tại của Quốc tế III đã cản trở sự phát triển của cách mạng mỗi nước.
  •  Các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ... và các nước phát xít đã lợi dụng tổ chức Quốc tế III như là một cái cơ để chống phá Liên Xô và sự nghiệp đoàn kết quốc tế chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
  •  Như vậy, cho đến năm 1943, Quốc tế III đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trong việc giúp đỡ và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
  1.  Vai trò lịch sử của tổ chức Quốc tế thứ III đối với phong trào cách mạng thế giới.
* Trong vòng khoảng N thế kỉ thồn tại, Quốc tế III trở thành nhân tối hàng đầu thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới. (khái quát nhắn gọn sự phát triển của cách mạng thế giới).
  •  Thành lập và Bônsêvích hoá các Đảng Cộng sản các nước tư bản để làm cơ sở thúc đẩy phong trào cách mạng ở các nước.
  •  Tạo điều kiện thành lập các Đảng Cộng sản và chỉ đạo sâu sát các Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
  • Tập hợp lực lượng cách mạng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới để thành lập mặt trận hùng hậu bảo vệ Liên Xô, chế độ xã hội chủ nghĩa; đồng thời, từ năm 1935, Quốc tế thứ III giữ vai trò là tổ chức tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình và an ninh trên thế giới.
  •  Ra sức bảo vệ và phát triển học thuyết Mác. Bên cạnh đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội trong Quốc tế Cộng sản, những người lãnh đạo đã ra sức phát triển học thuyết cách mạng cho phù hợp với hoàn cảnh mới của lịch sử hiện đại : học thuyết về giải phóng dân tộc, về sự liên minh công - nông, về đoàn kết quốc tế...
Như vậy, thành công của phong trào cách mạng thế giới nửa sau thế kỉ XX có đóng góp to lớn của Quốc tế III mà Lê-nin là người có công thành lập và phát triển.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay12,531
  • Tháng hiện tại153,741
  • Tổng lượt truy cập8,256,946
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây