Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã được thiết lập như thế nào ?

Thứ bảy - 26/06/2021 05:20
Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã được thiết lập như thế nào ? "
(Đề thi Học sinh giỏi Quốc gia - Bảng B, năm 1999)
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Hướng dẫn làm bài
Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là trật tự được hình thành sau Hoà ước Vécxai - Oasinhtơn.
  1. Hội nghị Véc-xai.
  •  Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, để lập lại hoà bình và trật tự thế giới mới, các nước thắng trận đã triệu tập tập “Hội nghị hoà bình” ở Véc-xai (Pháp) vào ngày 18/1/1919; với sự tham dự của 27 nước, dưới sự chủ trì của Mĩ, Anh, Pháp. Thực chất của Hội nghị Véc-xai là sự phân chia thành quả của các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài ra Hội nghị còn mục đích khác,                                                           đó là tập  lực lượng                   để           chống lại  cách             mạng Nga, Hungari và nhiều nước khác.           Hội nghị  đã
quyết định các vấn đề sau :
  • Nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương.
  • Thành lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
  • Ký Hoà ước với các nước bại trận.
  • Nội dung của Hội nghị Véc-xai bao gồm một loạt hoà ước ký với Đức và đồng minh của Đức,
nghị quyết thành lập Hội Quốc liên. Hoà ước với Đức là quan trọng nhất, ký vào ngày 26/8/1919, tại “Phòng Gương” trong cung điện Véc-xai. Pháp được nhận lại hai vùng Andát, Loren và vùng than Xarơ. Đức thừa nhận Ba Lan độc lập, trả lại Ba Lan vùng đất bị Phổ chiếm đóng trước đây. Ba Lan có đường ra biển Ban Tích. Đức bị tước bỏ các thuộc địa và bồi thường 132 tỷ Mác vàng tiền chiến phí, luật nghĩa             vụ       quân sự            bị     loại bỏ,         cấm      Đức phát triển tàu    ngầm,    tuầu           chiến, xe                        tăng    và không quân.
Vùng sông Ranh và khu vực rộng 50 km bên phải sông Ranh được tuyên bố là vùng phi quân sự.
  • Tuy nhiên, Hoà ước Véc-xai lại không đụng chạm đến cơ sở trọng yếu của chủ nghĩa đế quốc
Đức, công nghiệp quân sự Đức không bị phá huỷ mà chỉ bị hạn chế. Trong khi thảo luận các điều khoản quân       sự của                hoà ước,             Tổng  thống Mỹ Uyn-xtơn đã   tuyên bố lực lượng   quân sự cần thiết  để
“duy trì trật tự trong nước và đàn áp chủ nghĩa Bônsêvích”. Số quân Đức 100 nghìn được tuyển lựa dựa trên cơ sở tự nguyện. Như vật các nhà hoạch định Hoà ước Véc-xai đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức nhầm chống lại Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới.
  • Có thế thấy, nền hoà bình tuy được lập lại, thế nhưng mang trong lòng nó mầm mống một cuộc chiến tranh mới, vì mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với nhau, nổi bật là mâu thuẫn giữa Đức với Mĩ, Anh, Pháp.
Như vậy, sau Hoà ước Véc-xai, các nước Anh Pháp được quá nhiều quyền lợi. Trong khi đó, Hoà ước Véc-xai đẩy nước Đức vào “cảnh nô lệ mà người ta chưa từng nghe, chưa từng thấy” (Lê- nin). Các thế lực quân phiệt là giai cấp tư sản Đức coi Hoà ước Véc-xai là một “quốc sĩ’, một hoà ước “Véc-xai nhục nhã”, cần phải phục thù. Do đó, sau Hoà ước Véc-xai, mâu thuẫn được hình thành với
các nước    Anh, Pháp và Đức.  Sự ra  đời của Hội  Quốc liên là công   cụ bảo vệ  quyền lợi của các nước
thắng trận.
  1. Hội nghị Oa-sinh-tơn và các Hiệp ước Oa-sinh-tơn (1921 - 1922).
  • Hội nghị Véc-xai không thoả mãn yêu cần của Mĩ, mong muốn đứng đầu thế giới. Do đó Mỹ kí
hiệp ước riêng với Đức (8 - 1921) và tổ chức hội nghị quốc tế ở thủ đô Oa-sinh-tơn (từ 11 - 1921 đến 2 - 1922) với sự tham gia của các nước : Mỹ, Anh, Pháp, Italia, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nhật Bản , Trung Quốc, Hội nghị đã kí kết các hiệp ước tôn trọng quyền của nước Mỹ, Anh, Pháp, Nhật về thuộc địa của    nhau, hạn                     chế  lực       lượng               hải            quân,    Mỹ     có quyền phát triển hải                          quân ngang Anh, cam   kết tôn
trọng độc lập chủ quyền của Trung Quốc và Trung Quốc “mở của cho các nước.
  • Hội nghị Oa-sinh-tơn   là thắng  lợi ngoại giao của  Mỹ, tạo điều kiện cho Mỹ  đứng đầu thế giới
tư bản và xâm nhập vào Trung Quốc mạnh hơn.
0 Tóm lại, các Hiệp ước Oa-sinh-tơn cùng với hệ thống Hoà ước Véc-xai hình thành “Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”, hoàn thành việc phân chia thế giới mới, thiết lập một trật tự thế giới sau chiến tranh. Trật tự thế giới nàu hoàn toàn phục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị các nước đế quốc và cũng gây nên mâu thuẫn giữa các nước đế quốc thắng trận và bại trận, nhằm tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa xã hội.
+ Nhật Bản, Italia là hai nước thắng trận nhưng cũng bất mãn với hệ thống Véc-xai. Những tham vọng về về quyền lợi của Nhật ở Viễn Đông, ở Trung Hoa; của Ý ở Địa Trung Hải, ở bán đảo Ban- căng không được thoả mãn. Say khi Trật tự Oa-sinh-tơn ra đời, bổ sung cho hệ thống Véc-xai, sự bất mãn của Nhật, Ý càng tăng lên.
+ Hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho 3 nước Đức, Italia , Nhật là những nước bất mãn với hệ thống Véc-xai, nhanh chóng đi vào con đường phát xít hoá, gây chiến tranh, chia lại thế giới. Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Ngày 3/9, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
+ Như vậy, từ năm 1919 nền hoà bình được lập lại, thế nhưng thực chất đó là thời kì hưu chiến, đủ đe các nước Đức - Italia - Nhật chuẩn bị lực lượng, đưa loài người vào cuộc chiến tranh mới.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay4,613
  • Tháng hiện tại63,846
  • Tổng lượt truy cập7,648,970
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây