Vai trò của Lê-nin đối với phong trào công nhân Nga và Cách mạng Nga (từ đầu thế kỷ XX năm 1918) ? ’

Thứ bảy - 26/06/2021 05:09
Hướng dẫn làm bài
1. Vai trò:
a. Thực hiện nhiệm vụ lịch sử kết hợp với chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân Nga, thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga (1903).
tải xuống (3)
tải xuống (3)
  1. Đề ra lý luận Cách mạng.
+ Phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác trong thời đại chủ nghĩa Đế quốc.
  •  Mác nói: “Chủ nghĩa đế quốc là đêm trước của Cách mạng vô sản ”
  • Lê-nin phát triển:    “Trong thời  đậi của Chủ nghĩa đế  quốc do sự phát  triển không đồng
đều của Chủ nghĩa tư bản - Cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một số nước, thậm chí là nột nước riêng lẻ của Chủ nghĩa Đế quốc ” hay “Cách mạng vô sản sẽ nổ ra và thành công ở khâu yếu nhất trong chuỗi các nước Đế quốc và khâu yếu nhất đó là nước Nga”...
+ Năm 1914, chiến tranh Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ - Nga Hoàng tham gia chiến tranh Đế quốc, nước Nga lâm vào khủng hoảng mọi mặt - Lê-nin đề ra khẩu hiệu “Biến chiến tranh Đế quốc thành nội chiến Cách mạng”
  1.  Đề ra đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn và sáng tạo :
+ Đường lối chiến lược
Trong luận cương cách mạng (4/1905)
  •  Nhiệm vụ của giai cấp vô sản Nga: Lãnh đạo Cách mạng dân chủ tư sản, thực hiện liên minh công nông, đánh đổ thống trị của Nga Hoàng, sau đó tiến lên Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Đường lối sách lược
  • Sau Cách mạng Tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại :
  • Chính quyền của giai cấp tư sản (chính phủ lâm thời)
  • Chính quyền của công nhân và binh lính (Chính quyền Xô viết)
Lê-nin và Đảng    Bônsêvích chủ  trương chuyển  Cách mạng  Dân chủ  tư  sản sang Cách  mạng
Xã hội chủ nghĩa chuyển chính quyền từ tay giai cấp tư sản sang giai cấp vô sản
- Từ tháng 2 ^ 7/1917, khi điều kiện cho phép chủ trương đấu tranh bằng phương pháp hòa bình để tránh đổ máu cho nhân dân.

- Từ tháng 7^ 10/1917, điều kiện đấu tranh hòa bình không còn nữa, nhanh chóng chuyển sang đấu tranh vũ trang. Giành chính quyền về tay Xô Viết
  •  Tháng 11/1918, chiến tranh thế giới kết thúc, 14 nước Đế quốc bao vây nước Nga, Lê-nin đề ra chính sách “Cộng sản thời chiến”.
  1. Chỉ đạo phong trào công nhân và Cách mạng Nga kịp thời, sáng suốt:
+ Chỉ đạo các hoạt động của quần chúng
  •  Tháng 2/1917, hướng dẫn phong trào bãi công của công nhân thành tổng bãi công và chuyển sang khỡi nghĩa vũ trang.
  •  Tháng 4/1917, khi Chính phủ lâm thời gửi công hàm cho Đồng minh cam kết sẽ tiếp tục chiến tranh, lãnh đạo quần chúng xuống đường đấu tranh đòi:”Hòa bình, ruộng đất, bánh mì...”
  •  Tháng 7/1917, nghe tin quân Nga liên tiếp thất bại ở ngoài mặt trận quần chúng Pêtơrôgrát phẫn nộ, lãnh đạo quần chúng xuống đường đấu tranh với tính chất hòa bình .
  • Chớp thời cơ khởi nghĩa ngày 24/10/1917
+ Nắm vững quy luật bạo lực Cách mạng đề ra phương pháp đấu tranh phù hợp.
  • Kết hợp đấu tranh chính trị (míttinh, biểu tình,...) với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa vũ trang.
  •  Giành chính quyền từng bước: giành chính quyền ở thủ đô trước sau đó giành chính quyền trong cả nước.
+ Đưa ra khẩu hiệu kịp thời, phù hợp:
  •  Sau Cách mạng Tháng Hai 1917,“Tất cả chính quyền về tay Xô viết”, “Tuyệt đối không ủng hộ chính phủ lâm thời “
  • Tháng 11/1918 : chiến   tranh thế  giới  thứ nhất 14 Đế  quốc bao vây nước Nga:  “Tổ quốc lâm
nguy, tất cả cho tiền tuyến”.
  1. Trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát
  • Tối  ngày 24/10/1917, Người    đến  viện Xmô-nưi  trực tiếp  lãnh  đạo khởi  nghĩa giành chính
quyền ở thủ đô Pê-tơ-rô-grát
  1. Kết luân: Lê-nin có vai trò rất quan trọng, có tính chất quyết định đối với những thắng lợi của phong trào công nhân và cách mạng Nga đầu thế kỷ XX.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay4,894
  • Tháng hiện tại64,299
  • Tổng lượt truy cập7,649,423
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây