- Tại nước Nga Xô viết, cuộc đấu tranh để bảo vệ, củng cố và giữ vững chính quyền trong năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười (1917)

Thứ bảy - 26/06/2021 05:06
- Tại nước Nga Xô viết, cuộc đấu tranh để bảo vệ, củng cố và giữ vững chính quyền trong năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười (1917) đã được thực hiện với chủ trương của Đảng Bônsêvích như thế nào ?
- Tại Việt Nam, cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc, củng cố và giữ vững chính quyền trong năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) đã được thực hiện với chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào ?
- Anh (chị) hãy xác định nguyên nhân chung đã dẫn đến sự thắng lợi trong công cuộc đấu
tranh để bảo vệ độc lập dân tộc và giữ vững chính quyền của nhân dân hai nước trên.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Hướng dẫn làm bài
  1. Tại nước Nga Xô viết, cuộc đấu tranh để bảo vệ, củng cố và giữ vững chính quyền trong năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười năm 1917 đã được thực hiện với chủ trương của Dans Bônsêvích như thế nào ?
  1. Tình hình sau thắng lợi của Cách mạng tháng 10/1917 :
  •  Nước Nga Xô viết còn non trẻ, nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là xây dựng và củng cố chính quyền mới. Khắc phục nền kinh tế hết sức khó khăn do lâm vào cuộc chiến tranh thế giới.
  •  Quân đội 14 nước đế quốc câu kết với bọn Bạch vệ trong nước tấn công can thiệp vũ trang vào nước Nga xô viết trong đó nước Đức là kẻ thù chính.Tình thế hết sức nguy ngập.
  1. Những chủ trương để xây dựng chính quyền Xô viết, chống thù trong giặc ngoài:
  • Ngay trong đêm 25/10/1917, tuyên bố Nga là nước Cộng Hòa Xô viết của Công - nông, thành lập Chính phủ Xô Viết do Lê-nin đứng đầu.
+ Thông qua Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất.
+ Thủ tiêu bộ máy Nhà nước cũ, xây dựng bộ máy Nhà nước mới.
+ Thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.
+ Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng.
+ Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp cảu giai cấp tư sản, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa.
  •  Năm 1919, chính quyền Xô viết đã thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến” để huy động nhân lực và của cải cho xây dựng và chiến đấu bảo vệ tổ quốc .
  • Nội dung của chính sách:
+ Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
+ Trưng thu lương thực thừa của nông dân.
+ Thi hành chế độ cưỡng bức lao động.
  • Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, để đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ.
  •  Ngày 3/3/1918 chính phủ Xô viết đã ký với Đức Hòa ước Bơ-rét-li-tốp, đình chiến, chịu những điều kiện nặng nề nhưng đã tạo ra 1 thời gian hòa hoãn để giữ vững chính quyền và tranh thủ hòa bình xây dựng lực lượng về mọi mặt nhằm bảo vệ đất nước .
Chính nhờ các chủ trương trên mà Hồng quân đã lần lượt đánh tan các cuộc tấn công của các đế quốc và bọn Bạch vệ - Nhà nước xô viết đã được giữ vững và bảo vệ thành quả .
  1. Tại Việt Nam, cuộc đấu tranh đe bảo vệ độc lâp dân tộc, củng cố và giữ vững chính quyền trong năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng tháng tám năm 1945 đã được thực hiện với chủ trương của Dans như thế nào ?
  1. Tình hình sau cách mạng tháng tám :
  • Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ đã phải đối phó với nhiều kẻ thù : phía bắc vĩ tuyến 16, 20 vạn quân Tưởng - phía nam vĩ tuyến 16, quân Anh, Pháp kéo vào. Danh nghĩa là giải giới quân Nhật nhưng thực chất là tìm cách lật đổ chính quyền cách mạng.
  •  Ngày 23/9/1945 Pháp tấn công Sài Gòn, mở đầu cho sự xâm lược trở lại nước ta lần thứ hai - Nam bộ kháng chiến bùng nổ.
  • Bọn tay sai của chúng như Việt Quốc,Việt Cách nổi dậy chống phá cách mạng.
  •  Kinh tế Việt Nam kiệt quệ bởi hậu qủa chính sách cai trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Nạn đói, giặc dốt, khó khăn tài chính đang đe dọa và hoành hành .
  1. Những chủ trương trước 6/3/1946 :
  • Xây dựng nền móng chế độ mới, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân :tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước ngày 6/1/1946. Thành lập Chính phủ Liên hiệp chính thức. Bầu Hội đồng nhân dân các cấp ở các địa phương.
  • Những biện pháp chống giặc đói, chống giặc dốt, khắc phục khó khăn tài chính
  • Chủ trương hòa với Tưởng ở miền bắc từ 2/9/1945 đến 6/3/1946 để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù nhằm tập trung lực lượng để đánh Pháp đang xâm lược ở miền Nam
  1. Chủ trương từ 6/3/1946 :
Trong tình thế Pháp - Tưởng thỏa hiệp với Hiệp ước ngày 28/2/1946 cho phép Pháp ra miền bắc mở rộng xâm lược, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương chủ động hòa hoãn với Pháp qua việc ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 rồi tiếp đó là bản Tạm ước 14/9/1946 nhằm đẩy nhanh quân Tưởng ra khỏi nước và tranh thủ thời gian hòa hõan để chuẩn bị lượng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chắc chắn sẽ xảy ra trước âm mưu xâm lược lâu dài của Pháp .
Chính nhờ các chủ trương trên mà quân dân Việt Nam đã có được sự chuẩn bị cơ bản nhất về chính trị, quân sự, kinh tế để đẩy mạnh cuộc kháng chiến từ khi bùng nổ cho đến khi giành thắng lợi hoàn toàn như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Chúng ta cần hòa bình để xây dựng nước nhà,cho nên chúng ta đã ép lòng mà nhân nhượng để giữ hòa bình. Gần một năm tạm hòa bình đã cho chúng ta thời gian để xây dựng lực lượng căn bản. Khi Pháp cố ý gây chiến tranh,chúng ta không thể nhịn được nữa thì cuộc kháng chiến tòan quốc bắt đầu”.
  1. Nguyên nhân chung đã dẫn đến sự thắng lợi trong công cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lâp dân tộc và giữ vững chính quyền của nhân dân hai nước Việt Nam và nước Nga Xô Viết đó là do sự
đòan kết   của toàn dân, của giai  cấp công - nông chiến   đấu dưới sự lãnh  đạo sáng suốt và tài tình   của
Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Bônsêvích Nga.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay3,348
  • Tháng hiện tại96,896
  • Tổng lượt truy cập7,822,774
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây