Phân tích ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đối với phong trào giải phóng dân tộc.

Thứ bảy - 26/06/2021 05:12
+ Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công đã mở rộng ảnh hưởng, vai trò của các vấn đề dân tộc và biến đổi nó từ vấn đề riêng của cuộc đấu tranh chống áp bức dân tộc thành vấn đề chung của công cuộc giải phóng các dân tộc bị áp bức, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
+ Ánh sáng Cách mạng Tháng Mười soi rọi con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức và mở ra một triển vọng xán lạn cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới thông qua việc gắn kết cuộc đấu tranh của các dân tộc với cuộc cách mạng vô sản; gắn phong trào giải phóng dân tộc vào phong trào đấu tranh của các lực lượng cách mạng thế giới chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
+ Sau Cách mạng Tháng Mười, nhiều nơi đã thành lập các Xô viết như: Xô viết Hung-ga-ri, Xô viết Xlô-va-ki-a,..Nhiều nơi trong các Xô viết này, giai cấp công nhân đã bãi công, chiếm xí nghiệp của giai cấp tư sản, nông dân nổi dậy chiếm ruộng đất của địa chủ, nêu cao khẩu hiệu “noi gương nước Nga”, “Lê-nin muôn năm”.
+ Cách mạng    Tháng Mười  đã thức tỉnh   các dân tộc thuộc   địa,  đồng thời vạch  ra tính  tất  yếu
trong sự liên minh giữa phong trào công nhân với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; và đã chỉ ra rằng, chỉ có cách mạng vô sản, chỉ có sự giúp đỡ của giai cấp công nhân các nước đã nắm chính quyền thì mới có thể giải quyết được vấn đề dân tộc.
+ Thực tế     đã chứng minh: Cách mạng  Tháng Mười  Nga đã  mở ra khả năng  rộng lớn  và chỉ  ra
con đường thắng lợi cho phong trào cách mạng ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Cách mạng Tháng Mười Nga có ảnh hưởng to lớn đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
+ Trước     cách         mạng  chỉ có       một Đảng Cộng      sản       duy nhất      ở Nga,  nhưng sau Cách mạng Tháng
Mười Nga năm 1917, nhiều Đảng đã được thành lập như các Đảng Cộng sản Đức, Áo, Hung-ga-ri, Ba Lan, Phần Lan... Các lực lượng tiên tiến của giai cấp công nhân đã đoàn kết lại chung quanh Đảng Cộng sản.
+ Quốc tế cộng sản “Quốc tế thứ III” được thành lập năm 1919, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin đưa phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đến giai đoạn phát triển mạnh mẽ hơn.
+ Chỉ trong thời gian vài ba thập kỷ, bão táp của cách mạng giải phóng dân tộc đã phá sập toàn bộ hệ thống thuộc địa mà chủ nghĩa thực dân đã dày công thiết lập ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
+ Hơn một trăm quốc gia độc lập ra đời, chủ động quyết định con đường phát triển của đất nước, nhiều nước công khai thể hiện như những đồng minh chính trị của chủ nghĩa xã hội và một số nước khác tuyên bố đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Bản đồ chính trị     thế giới đã được   vẽ lại  một cách căn bản,  không gian  của chủ nghĩa tư  bản
phải nhường lại nhiều vị trí chiến lược cho chủ nghĩa xã hội. Bước vận động tích cực này của lịch sử thế kỷ XX rõ ràng là có động lực trực tiếp và sâu xa từ Cách mạng Tháng Mười. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận định: "Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu,                      thức tỉnh            hàng    triệu,                            hàng triệu người bị     áp bức,      bóc lột trên trái   đất.                    Trong lịch         sử
loài người, chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế".
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay8,657
  • Tháng hiện tại147,963
  • Tổng lượt truy cập7,004,267
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây