Trình bày hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Quốc tế Cộng sản (1919 - 1923).

Thứ bảy - 26/06/2021 05:23
Trình bày hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Quốc tế Cộng sản (1919 - 1923). Các nghị quyết của Đại hội II và VII đã ảnh hưởng đến phong trào cách mạng Việt Nam như thế nào ?
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Hướng dẫn làm bài
  1. Hoàn cảnh ra đời :
+ Trong cao trào cách mạng (1918 - 1923) các Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước như Đức, Áo, Hunggari, Ba Lan, Phần Lan. Sự phát triển của phong trào cách mạng ở châu Âu nói riêng cũng như trên thế giới nói chung đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo đường lối đúng đắn.
+ Thắng    lợi  của Cách mạng tháng Mười   Nga và  sự tồn  tại của Nhà  nước Xô  viết  là điều  kiện
thuận lợi để thực hiện yêu cầu đó.
  1. Hoạt động của Quốc tế Cộng sản :
Với những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bônsêvích Nga, tổ chức Quốc tế Cộng sản đã được thành lập ngày 2/3/1919 tại Mát-xcơ-va.
Trong thời gian tồn tại từ 1919 đến 1943, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành 7 lần đại hội, đế ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới.
+ Đại hội lần II (1920) giữ một vị trí nổi bật trong lịch sử hoạt động của Quốc tế Cộng sản với Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản, Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” do V.I.Lê-nin khởi thảo.
+ Đại hội lần VII (1935), Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận thống nhất công nhân nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.
Năm 1943,    nhận thấy sự tồn tại  và hoạt động  của mình không phù  hợp với tình hình mới,  Quốc
tế Cộng sản tuyên bố giải tán.
* Vai trò của Quốc tế Cộng sản : có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
  1.  Ảnh hưởng của các nghi quyết của Đại hội II và VII đến phong trào cách mạng Việt Nam :
Tiêu biểu là hai đại hội:
+ Đại hội II (1920) thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin khởi xướng.
Tác động: Giữa tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận cương của Lê-nin, điều này đã giúp Nuyễn Ái Quốc khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản, do đó ngày 25/12/1920 tại đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và trở thành đảng viên cộng sản. Sự kiện này đánh dấu Nguyễn
Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì bế tắc đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
+ Đại hội VII (1935) chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập Mặt trận thống nhất nhằm mục tiêu chống phát xít chống chiến tranh.
Tác đông: Đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội VII. Sau khi về nước, tháng 7/1936, ông đã chủ trì Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ở Thượng Hải (Trung Quốc) - dựa trên nghị quyết của Đại hội VII và căn cứ tình hình cụ     thể            của Việt    Nam đã        định                  ra đường            lối          và    phương     pháp   đấu tranh        mới,          thay đổi    chủ
trương : chuyển sang hình thức đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp với mục tiêu đòi tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình. Bùng nổ phong trào dân chủ trong những năm 1936 - 1939 tại Việt Nam.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay7,841
  • Tháng hiện tại147,123
  • Tổng lượt truy cập6,843,210
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây