- Thực trạng kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 ? ‘

Thứ bảy - 26/06/2021 05:26
Qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, anh (chị) hãy cho biết :
- Những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng đó đối với các nước tư bản chủ nghĩa ?
- Thực trạng kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới
1929 - 1933 ? ‘
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Hướng dẫn làm bài
  1. Nguyên nhân bùng nổ :
Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản ổn định chính trị và đạt được mức tăng trưởng cao về kinh tế, thế nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu. Tháng 25/10/1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ sang châu Âu rồi bao trùm cả hệ thống thuộc địa.
  1.  Những hậu quả của cuộc khủng hoảng đó đối với các nước tư bản chủ nghĩa :
  • về kinh tế :
+ Cuộc khủng hoảng kéo dài gần bốn năm (1929 - 1933), trầm trọng nhất là năm 1932.
+ Cuộc khủng hoảng tàn phá nặng nền nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.
+ Hàng vạn nhà máy, hàng vạn ngân hàng phải đóng cửa phá sản.
+ Hàn triệu hécta cây trồng bị phá huỷ, hàng triệu gia súc bị giết hại.
Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
  • về chính trị - xã hội:
+ Cuộc khủng hoảng này còn gây ra hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp,                           nông dân  mất ruộng  đất, sống  trong cảnh nghèo đói,  túng quẫn. Những  cuộc
đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
+ Khủng hoảng kinh tế đã đe doạ nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Các nước Đức, Italia, Nhật Bản... tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít - nên chuyên chế khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.
+ Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng có những chuyển biến phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập : một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết báo hiệu một nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
  1. Hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng đối với Việt Nam :
Đề quốc Pháp trút gánh nặng khủng hoảng lên vai nhân dân các nước thuộc địa. Kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp và càng chịu những hậu quả nặng nề.
  • về kinh tế
+ Về nông nghiệp: Giá lúa, nông sản hạ, ruộng đất bỏ hoang.
+ Về công nghiệp: Bị suy sụp.
+ Về thương nghiệp: Xuất khẩu bị đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
  • về xã hội
+ Nông dân: Mức thu nhập thấp do lúa gạo sụt giá, sưu thuế không ngừng tăng, tiếp tục bị bần cùng hóa và bị phá sản.
+ Công nhân: Thất nghiệp ngày càng đông, tiền lương giảm sút.
+ Tiểu tư sản thành thị: Điêu đứng vì các nghề thủ công bị phá sản, viên chức bị sa thải, học sinh ra trường không có việc làm.
+ Số đông tư sản dân tộc cũng gặp nhiều khó khăn.
* Nhìn chung, ở nước ta mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt. Đó là điều kiện khác quan bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay5,988
  • Tháng hiện tại106,985
  • Tổng lượt truy cập6,963,289
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây