Trình bày những điếm cơ bản trong “Chính sách mới” (The New Deal) của Tổng thống Mĩ Phran-klin Ru-dơ-ven và rút ra nhận xét.

Thứ bảy - 26/06/2021 05:35
Hướng dẫn làm bài
1. Những điếm cơ bản trong “Chính sách mới” (The New Deal) của Tổng thống Mĩ Phran-klin Ru-dơ-ven :
tải xuống (3)
tải xuống (3)
+ Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, Ph.Ru-dơ-ven - Tổng thống Mĩ mới                                  đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện “Chính sách  mới”. Chính sách mới bao  gồm
các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệm, phục hồi sự phát triển các ngành kinh tế - tài chính.
+ về kinh tế: Chính phủ Ph.Ru-dơ-ven đã thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệm, phục hồi kinh tế qua việc ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
Đạo luật ngân hàng (được Quốc hội Mĩ thông qua vào tháng 3/1933) nhằm đóng của các ngân hàng, sau đó mở lại một số lại một số ngân hàng có khả năng phục hồi với sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ và thiết lập chế độ đảm bảo tốt đối với tiền gửi của khách hàng. Việc mua bán chứng khoáng đặt dưới sự giám sát của
Chính phủ. Đạo luật quy định những nguyên tắc thương mại công bằng để chấm dứt những hình thức cạnh tranh gian lận và đặt ra các mức thuế khác nhau tuỳ theo thu nhập của công ti và cá nhân.
  • Đạo luật Phục hưng công nghiệp (được Quốc hội Mĩ thông qua vào tháng 6/1933) nhằm mục đích tổ chức lại sản xuất, cải thiện quan hệ giữa chủ và thợ. Đạo luật này quy định việc tổ chức các xí nghiệp cùng ngành thành những liên hiệp xí nghiệp, thông qua hợp đồng về sản xuất và tiêu dùng, quy định việc công nhân có quyền cử đại biểu thương lượng với chủ về mức lương và chế độ làm việc...
  •  Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp (được Quốc hội Mĩ thông qua vào tháng 5/1933) nhằm cải thiện tình hình nông nghiệp bằng cách : nâng cáo giá nông sản, giảm bớt nông sản thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại...
& Trong các   đạo luật nhằm giải  quyết khủng hoảng kinh tế của Mĩ, thì  “Đạo luật Phục hưng  công
nghiệp ” giữ vai trò quan trọng nhất.
+ về xã hội: Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch. Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới,                                                             khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm
cho nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản.
+ về đối ngoại : Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh, vốn được coi là “sân sau” của Mĩ và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Từ năm 1934, Chính phủ Ru-dơ-ven tuyên bố chính sách láng giềng thân thiện đối với các nước Mĩ Latinh, chấm dứt                         các        cuộc                                      can thiệp      vũ           trang, tiến hành thương       lượng  và hứa hẹn trao trả  độc
lập, nhằm xoa dịu các cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố địa vị của Mĩ ở khu vực này.
  1. Nhân xét về chính sách đó.
+ Thực chất chính sách này là Nhà nước có vai trò can thiệp tích cực vào nền kinh tế, vai trò của nhà nước với nền kinh tế được tăng cường. Nhà nước dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề chính trị xã hội.
+ “Chính sách mới” của Ru-đơ-ven xét về bản chất và mục tiêu đều nhằm cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản thoát khỏi cơn khủng hoảng kinh tế nguy kịch, phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản Mĩ.
+ Song, những cải cách của Ru-đơ-ven đã có tác dụng tích cực làm phục hồi nền kinh tế Mĩ và mở ra giai đoạn mới của chủ nghĩa tư bản - chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước, góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản, không đi theo con đường chủ nghĩa phát xít, và ở mức độ nào đáp ứng được những đòi hỏi của người lao động Mĩ lúc bấy giờ.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay5,274
  • Tháng hiện tại81,225
  • Tổng lượt truy cập7,807,103
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây