Trình bày những điểm mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Thứ bảy - 26/06/2021 05:50
Qua những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy phân tích những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trình bày những điểm mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Hướng dẫn làm bài
  1. Những   chuyển biến  quan  trọng về  kinh tế, chính   tri, xã  hội của  các nước Đông Nam Á sau
chiến tranh thế giới thứ nhất.
  1.  Về kinh tế: Đông Nam Á bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế của chủ nghĩa tư bản với tư cách là thị trường tiêu thụ hang hóa và nơi cung cấp nguyên liệu tốt, rẻ tiền cho chính quốc. Ta có thể nhận định đây là        “Sự      hội                     nhập      cưỡng bức”           của các nước thuộc  địa vào  hệ thống kinh tế thế  giới  của chủ
nghĩa tư bản.
  1.  về chính trị: Bộ máy nhà nước đều bị chính quyền thực dân khống chế. Toàn bộ quyền hành về chính trị đều tập trung trong
  2. về xã hội:  Sự  phân hóa giai  cấp diễn ra ngày càng sâu sắc,   giai cấp tư  sản dân tộc lớn  mạnh ,
giai cấp công nhân cũng trưởng thành tăng nhanh về số lượng và ý thức cách mạng.
  1.  Sự biến đổi quan trọng trong tình hình của các nước Đông Nam Á đã tạo nên những yếu tố nội lực tác động               mạnh mẽ  đến cuộc  đấu tranh giải phóng dân    tộc. Không  những vậy, trong  cuộc Chiến
tranh thế giới thứ nhất, Cách mạng tháng Mười ở Nga bùng nổ, giai cấp vô sản Nga bước lên vũ đài chính trị với cương vị là người lãnh đạo xã hội và bắt tay vào xây dựng xã hội mới. Sự kiện này đã tạo nên hình ảnh về một xã hội mới công bằng, niềm tin, sức mạnh cho giai cấp vô sản, chỉ ra con đường đấu tranh tự giải phóng mình. Những tác động và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đã làm cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa phát triển mạnh mẽ hơn và mang màu sắc mới.
  1. Nét mới trong phong trào dân tôc ở Đông Nam Á giữa hai cuôc chiến tranh thế giới.
  •  Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển, dưới sự lãnh đạp của giai cấp tư sản và vô sản.
  •  Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc do giai cấp tư sản lãnh đạo có bước tiến bộ rõ rệt, thể hiện:
+ Mục tiêu đấu tranh không chỉ bó hẹp trong phạm vi kinh tế, mà bao gồm nhiều nội dung: đòi tự do kinh doanh kinh tế;                            tự chủ về  chính trị;  dùng tiếng  mẹ dẻ trong nhà trước   (mục tiêu văn hoá - xã
hội).
+ Các    cuộc đấu tranh đề bước   đầu thu được  thắng lợi,  các đảng  tư  sản được thành  lập, có ảnh
hưởng rộng rãi: Đảng dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Thakinh ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai...
  • Phong trào đấu  tranh do giai  cấp vô sản lãnh đạo cũng  có bước phát triển.  Điển  hình là  khởi
nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926 - 1927), phong trào cách mạng (1930 - 1931), đỉnh cao là Xô viết - Nghệ Tĩnh ở Việt Nam. Phong trào đấu tranh do giai cấp vô sản lão đạo dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Inđônêxia (5/1930); Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930), Đảng Cộng sản Mã Lai (4/1930).
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay5,423
  • Tháng hiện tại121,428
  • Tổng lượt truy cập8,040,856
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây