Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy phân tích con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).

Thứ bảy - 26/06/2021 05:57
Hướng dẫn làm bài
- Vào cuối những năm 30 quan hệ quốc tế trở nên vô cùng phức tạp và căng thẳng. Sự chuyển hoá mâu thuẫn giữa các cường quốc tư bản chủ nghĩa đã dẫn tới sự hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau: một là, khối Trục phát xít do Đức, Italia, Nhật Bản cầm đầu ; hai là, khối đế quốc do Anh, Pháp, Mĩ cầm đầu. Trong khi khối Trục phát xít đã ráo riết chuẩn bị cho kế hoạch chiến tranh từ đầu những năm 30 thì khối đế quốc Anh, Pháp, Mĩ bắt đầu quá trình này vào những năm cuối của thập niên 30.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
  • Hai khối đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau về vấn đề thị trường và quyền lợi nhưng đều thống nhất với nhau trong mục đích chống Liên Xô. Điều đó được thể hiện trong chính sách thoả hiệp, dung túng của các cường quốc tư bản với chủ nghĩa phát xít nhằm chống Liên Xô và đè bẹp phong trào cách mạng thế giới, thông qua cuộc chiến tranh Tây Ban Nha (1936 - 1939) và Hội nghị Muy-ních (1938).
a) Cuộc chiến tranh Tây Ban Nha
+ Cuộc chiến tranh Tây Ban Nha, bùng nổ ngày 17/7/1936, về hình thức là cuộc nội chiến giữa Chính phủ cộng hoà Tây Ban Nha với lực lượng phát xít Phrancô, nhưng về thực chất là một cuộc khủng hoảng mang tính quốc tế. Vấn đề không chỉ giới hạn trong nội bộ nền chính trị Tây Ban Nha. Đức và Italia đã trực tiếp can thiệp, đứng về phía phát xít Phrancô chống lại Chính phủ Cộng hoà với mưu đồ biến Tây Ban Nha thành một bàn đạp chiến lược cho kế hoạch bành trướng của mình ở châu Âu, châu Phi, châu Á và Đại Tây Dương.
+ Các nước Anh, Pháp, Mĩ thực hiện chính sách “không can thiệp”, về thực chất là hành động thoả hiệp với các lực lượng phát xít chống nước Cộng hoà Tây Ban Nha, đến cuối cùng công khai ủng hộ quân phiến loạn Phrancô, lực lượng đã chiếm ưu thế rõ rệt ở Tây Ban Nha vào năm 1939.
+ Ngày 28/3/1939, lực lượng Phrancô với sự hỗ trợ của quân đội Italia đã chiếm thủ đô Mađrít. Sự sụp đổ của nền Cộng hoà Tây Ban Nha cho thấy mối đe doạ đối với nền hoà bình ở châu Âu ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
b) Hội nghị Muy-ních (9/1938)
- Hoàn cảnh triệu tập:
+ Đến năm 1938 nước Đức phát xít về căn bản đã hoàn tất việc chuẩn bị chiến tranh. Lúc này nước Đức không chỉ phục hồi mà đã trở thành một cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu, đồng thời còn là một cường quốc quân sự.
+ Tháng 3/1938, Đức thôn tính Áo. Sau đó Hít-le gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc.
+ Liên Xô kiên quyết giúp Tiệp Khắc chống xâm lược.
+ Anh - Pháp tiếp tục thoả hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức., Hội nghị Muy-ních được triệu tập gồm đại diện 4 nước Anh, Pháp, Đức , I-ta-li-a.
  • Do đó, Ngày 29/9/1938, những người đứng đầu các chính phủ Anh, Pháp, Đức và Italia đã tham dự Hội nghị Muy-ních (Đức) để quyết định số phận của Tiệp Khắc. Đại biểu Tiệp Khắc không được mời tham dự, chỉ được triệu tập đến để nghe kết quả.
  •  Hiệp ước Muy-ních qui định Tiệp Khắc phải cắt toàn bộ vùng Xuy-đét (trong vòng 10 ngày) cho Đức và phải cắt cho Ba Lan, Hunggari những vùng lãnh tho đã được xác định trước đó (trong thời hạn 3 tháng).
  • Trước áp lực của Anh và Pháp, chính phủ Tiệp Khắc chấp nhận Hiệp ước Muy-ních, theo đó, Tiệp Khắc mất đi khoảng 1/4 dân số, 1/5 lãnh tho với nhiều công trình quân sự quan trọng. Để đoi lại, Hít-le đã kí với Anh bản Tuyên bố không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Anh.
  •  Sau đó, ngày 6/12/1938, Hiệp định không xâm lược Pháp - Đức cũng được kí kết tại Pa-ri.
  • Ý nghĩa:
+ Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách dung túng nhượng bộ khối phát xít của Mĩ-Anh-Pháp.
+ Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh - Pháp - Mĩ và Đức - Italia - Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô

■=> “Chính sách Muy-ních” đã dẫn đến những hậu quả rất nặng nề đối với chính bản thân hai nước Anh và Pháp. Sự thoả hiệp đầu hàng của các nước này chỉ càng làm cho nước Đức phát xít đi xa hơn nữa trong chính sách mở rộng chiến tranh.
+ Ngày 15/3/1939, Hít-le công khai xé bỏ Hiệp ước Muy-ních chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc. Sau đó một tuần, Hít-le đưa ra yêu sách đòi Ba Lan phải trao thành phố cảng Đăng dích cho Đức. Một ngày sau quân đội Đức tràn vào chiếm vùng lãnh thổ Mê-men của Litva. Đồng thời, kế hoạch xâm lược Ba Lan cũng được chuẩn bị ráo riết. Trong lúc này phát xít Italia cũng tăng cường hành động. Tháng 4/1939 Mút-xô-li-ni cho quân xâm lược Anbani.
& Như vậy trong quan hệ quốc tế đã diễn ra cuộc đấu tranh ngày càng căng thẳng và chằng chéo giữa ba lực lượng : Liên Xô, Khối Trục phát xít và Khối đế quốc Anh, Pháp, Mĩ. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã lan tràn khắp từ Âu sang á, từ Thượng Hải đến Gibranta. Chiến tranh thế giới ngày càng trở nên khó tránh khỏi.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay7,677
  • Tháng hiện tại19,751
  • Tổng lượt truy cập8,122,956
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây