- Hãy trình bày về “Trật tự mới” của phe Trục ở châu Âu và châu Á. Nêu vào suy nghĩ của anh (chị) về “Trật tự mới” đó.

Thứ bảy - 26/06/2021 06:02
- Hãy trình bày về “Trật tự mới” của phe Trục ở châu Âu và châu Á. Nêu vào suy nghĩ của anh (chị) về “Trật tự mới” đó. "
- Phong trào kháng chiến ở những nước bị phát xít chiếm đóng diễn biến ra sao ?
Hướng dẫn làm bài
tải xuống (3)
tải xuống (3)
  1.  Hãy trình bày về “Trật tự mới” của phe Trục ở châu Âu và châu Á. Nêu vào suy nghĩ của anh (chị) về “Trật tự mới” đó:
  •  Sự ra đời của Hội nghị Tam cường          quyết định sự ra đời của “Trật tự mới”.
  •  Thực chất của trật tự mới là việc xác nhận và thiết lập ách thống trị của phát xít Đức và phát xít Nhật ở khu vực châu Âu và châu Á.
  • “Trật tự mới” được thể hiện ở châu Âu và châu Á như sau :
+ Ở châu Âu, phát xít Đức lập trật tự thông qua chính sách bạo lực, vơ vét, bóc lột và khủng bố người Do Thái.
+ Ở châu Á, phát xít Nhật      thành lập “Khu vực  thịnh vượng chung  Đại Đông Á”, thành   lập ách
thống trị bạo lực và khủng bố, dựng lên các chính phủ bù nhìn để bóc lột tàn tệ nhân dân châu Á.
  1. Phong trào kháng chiến ở những nước bị phát xít Đức chiếm đóng:
  •  Phong trào kháng chiến của nhân dân các nước châu Âu phát triển mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản (được Liên Xô ủng hộ) và các chính phủ lưu vong (được Mỹ - Anh giúp đỡ).
  •  Tại Pháp, Đảng Cộng sản và nhiều tổ chức khác đã thành lập lực lượng kháng chiến trong nước (F.F.I). Tướng Đờ Gôn sang Anh lãnh đạo lực lượng Pháp Tự do (F.F.L) dựa vào các thuộc địa của Pháp và sự giúp đỡ của Anh - Mỹ để chiến đấu.
  •  Tại Nam Tư, phong trào kháng chiến của Đảng Cộng sản do Nguyên soái Titô đứng đầu, giành được nhiều thắng lợi.
  •  Tại Ba Lan, Đảng Cộng sản thành lập “Quân đội nhân dân”, còn lực lượng trung thành với chính phủ lưu vong thì lập ra “Quân đội trong nước” để kháng chiến. Người Do Thái ở Vác-xa-va nổi dậy (4/1943); tổ chức “Quân đội trong nước” phát động khởi nghĩa (8 - 1944) song đều bị đàn áp đẫm máu.
  • Tại Hy Lạp, Italia, Anbani... chính trị du kích phát triển mạnh mẽ.
  •  Tại Liên Xô, chính trị du kích trong vùng bị địch chiếm đã làm rung chuyển hậu phương quân
Đức.
  •  Phong trào kháng chiến ở Đông Á cũng lên cao (điển hình là Trung Quốc, Việt Nam, Philippin, Mã Lai, Miến Điện, Xingapo và Inđônêxia.).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay3,137
  • Tháng hiện tại96,685
  • Tổng lượt truy cập7,822,563
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây