kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
Nhân xét và nêu điểm mới của phong trào đấu tranh của các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 - 1939) so với thời kì giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Thứ bảy - 26/06/2021 05:55
Hướng dẫn làm bài 1. Nguyên nhân bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á - Chiến tranh thế giới thứ nhất với những hậu quả của nó đã tác động đến các nước thuộc địa. - Thăng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, tiêu biểu là Ân Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á, bước sang một giai đoạn phát triển mới.
Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919 - 1939)
Những điểm mới của phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919) : nêu mục tiêu chống đế quốc và phong kiến triệt để (Cách mạng Tân Hợi năm 1911 chỉ dừng lại ở mục tiêu chống phong kiến), lan rộng khắp cả nước, tính quần chúng rộng lớn, giai cấp công nhân đóng vai trò nòng cốt, đánh dấu bước chuyển của cách mạng cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Phong trào Ngũ tứ đã thúc đẩy phong trào công nhân phát triển, chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Trung Quốc, dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương (1926 - 1927) - Chiến tranh Bắc phạt.
Thời kì nội chiến Quốc - Cộng kéo dài trong 10 năm, cho đến khi phát xít Nhật mở rộng xâm lược toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc.
Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1939)
Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh lên cao ở Ân Độ trong những năm 1918 - 1922 do M.Gan-đi và Đảng Quốc đại lãnh đạo, với nhiều hình thức phong phú như : biểu tình, bãi công, bãi khoá, tẩy chay hàng hoá An, không nộp thuế..lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia và trên thực tế đã liên kết trong một mặt trận thống nhất.
Đảng Cộng sản Ân Độ thành lập tháng 12/1925 tuy nhiên Đảng chưa đủ điều kiện để năm
quyền lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.
M.Gan-đi và đương lối đấu tranh bất bạo động, bất hợp tác đã tạo nên bước ngoạt vô cùng
quan trọng cho cách mạng Ân Độ. Phong trào diễn ra sôi động, liên kết đông đảo lực lượng cách mạng tham gia với mục tiêu đấu tranh là giành độc lập hoàn toàn cho Ân Độ.
Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đông Nam Á có những biến chuyển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội do chính sách khai thác thuộc địa của các nước thực dân phương Tây. Trong hoàn cảnh đó thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và cao trào giải phóng dân tộc đã tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này.
Những điểm mới của phong trào đấu tranh thời kì 1919 - 1939 : sự lớn mạnh của giai cấp tư
sản dân tộc đã đưa đến bước tiến mới về tổ chức (thành lập các chính đảng tư sản) và mục tiêu đấu tranh (đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị.); sự lớn mjanh của giai cấp vô sản đã dẫn đến sự xuất hiện của một xu hướng mới - xu hướng vô sản trong phong trào giải phóng dân tộc và sự xuất hiện của các Đảng Cộng sản trong hu vực (Đảng Cộng sản In-đô-nê-xia năm 1920, Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-líp-pin năm 1930).
Do hoàn cảnh lịch sử và tương quan lực lượng giai cấp, xã hội khác nhau nên phong trào đấu
tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á phát triển không đồng đều nhau, không giống nhau về con đường, giai cấp lãnh đạo, phương thức đấu tranh và kết quả đạt được. Điều này thể hiện tính đa dạng trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á.