Trình bày ngắn gọn quá trình phát xít Đức đánh chiếm châu Âu. Nêu nhận xét về “cuộc chiến tranh kỳ quặc”.

Thứ bảy - 26/06/2021 05:59
Hướng dẫn làm bài
1. Quá trình phát xít Đức đánh chiếm châu Âu:
tải xuống (3)
tải xuống (3)
 
Thời gian Chiến sự Kết quả
Từ ngày 1/9/1939 đến ngày 29/9/1939 - Đức tấn công Ba Lan - Ba Lan bị Đức thôn tính
Từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1940 - "Chiến tranh kỳ quặc" - Tạo điều kiện để phát xít Đức phát triển mạnh lực lượng.
Từ tháng 4/1940 đến thàng 9/1940 - Đức tấn công Bắc Âu và Tây Âu. - Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua bị Đức thôn tính. Pháp đầu hàng Đức. Kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được.
Từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941 - Đức tấn công Đông và Nam Âu - Rumani, Hunggari, Bungari, Nam Tư, Hi Lạp bị thôn tính.
 
 


2. Nêu nhận xét về ”cuộc chiến tranh kỳ quặc".
  •  Ngày 1/9/1939, phát xít Đức bất ngờ tấn công Ba Lan với một lực lượng quân sự hùng hậu, được chuẩn bị kỹ càng, quân Đức thực hiện chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng”, phá vỡ phòng tuyến và tiến sâu vào lãnh thổ Ba Lan với tốc độ 50 - 60 km một ngày.
  • Chính phủ Ba Lan không cứu vãn được tình thế, phải lưu vong sang Anh, trong lúc quân dân Ba Lan chiến đấu ngoan cường chống trả quân Đức. Ngày 28/9, sau gần một tháng tấn công, quân Đức chiếm được Ba Lan. Trên thực tế, Ba Lan đã đơn độc chiến đấu chống trả quân Đức, không nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Với tư cách là đồng minh của Ba Lan, hai nước Anh, Pháp lúc bấy giờ có tới 110 sư đoàn dàn trận ở phía Bắc nước Pháp, dọc theo biên giới Đức. Tuy đã tuyên chiến, thế nhưng quân Anh, Pháp không tấn công Đức và cũng không có bất kỳ một hành động quân sự nào hỗ trợ cho Ba Lan. Tình trạng đó kéo dài suốt 8 tháng (từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1940) và được dư luận gọi là “cuộc chiến tranh kỳ quặc”.
  • Sở dĩ có hiện tượng này là do giới cầm quyền Anh, Pháp vẫn nuôi ảo tưởng về một sự thoả hiệp với Hít-le , tiếp tục chính sách Muy-ních với hy vọng quân Đức sẽ chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Đồng thời hiện tượng này còn được lí giải bằng việc Bộ tổng tư lệnh liên quân đã quyết định
áp dụng chiến    lược phòng  ngự, dựa vào phòng tuyến    Ma-gi-nô kiên   cố để  đánh trả  quân Đức. Lợi
dụng tình hình đó, sau khi chiếm được Ba Lan và tăng gấp đôi lực lượng quân sự, phát xít Đức tập trung quân ở phía Tây để tấn công Na Uy. Ngày 9/4/1940, quân Đức tràn vào Đan Mạch. Đan Mạch đầu hàng, không kháng cự. Cùng ngày, quân Đức đổ bộ vào Na Uy. Na Uy được quân viễn chinh Anh, Pháp hỗ trợ, đã chiến đấu trong hai tháng mới chịu khuất phục. Không cần chờ đợi chiến dịch Na Uy kết thúc, ngày 10/5/1940 quân Đức tràn vào Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua và Pháp.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại115,243
  • Tổng lượt truy cập8,432,021
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây