Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng Việt Nam thời kỳ 1939 - 1945

Thứ bảy - 26/06/2021 06:07
Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng Việt Nam thời kỳ
1939 - 1945 :
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9 - 1939)
- Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (8 - 1945)
(Đề thi Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2008)
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Hướng dẫn làm bài
  • Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939):
  •  Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy” ra sức bóc lột nhân dân ta bằng cách tăng thêm thuế, để chuẩn bị chiến tranh. Bọn cường hào,

địa chủ ở   địa phương cũng  nhân cơ hội  đó thi nhau vơ vét    để  làm giàu.  Cách mạng  Việt  Nam phải
đường đầu với bọn phản động thuộc địa đang tăng cường đàn áp khủng bố cách mạng, truy bắt những người yêu nước, bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp nói chung, bọn phản động thuộc địa nói riêng trở nên sâu sắc.
- Mùa thu năm 1940. phát xít Nhật kéo quân vào Đông Dương, thực dân Pháp đã đầu hàng, dâng Đông Dương cho Nhật. Quân phiệt Nhật và thực dân Pháp cấu kết với nhau để cùng áp bức, bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ. Giặc Nhật bắt nhân dân ta đóng thóc tạ theo đầu người, đi lính, đi phu, xây hào... phục vụ nhu cầu chiến tranh của chúng. Sự thống trị của Nhật - Pháp đã đẩy các tầng lớp nhân dân ta vào tình trạng đói khổ cùng cực. Mâu thuẫn dân tộc vốn đã gay gắt càng thêm sâu sắc và quyết liệt.
  • Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời chỉ thị cho cán bộ đảng viên nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật, chuyển công tác từ thành thị về nông thôn, phát triển cơ sở cách mạng ở nông thôn đồng thời chú trọng cả đến đô thị.
  • Ngày 6/11/1939, hai tháng sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng được tổ chức, xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương làm cho Đông Dương độc lập. Tạm gác các vấn đề ruộng đất. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc kể cả các cá nhân yêu nước ở Đông Dương để chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chủ nghĩa phát xít, giành độc lập hoàn toàn ở Đông Dương. Nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân Đông Dương nói chung đã đứng về phía nhân dân thế giới và quân Đồng minh cùng chống chủ nghĩa phát xít.
* Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (8-1945):
  •  Sau sự kiện 9/3/1945 khi Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, bản chị thị đã xác định kẻ thù duy nhất của nhân dân ta lúc này là phát xít Nhật. Từ tháng 3/1945 đến tháng 8/1945, cao trào kháng Nhật cứu nước càng nổ ra mạnh mẽ. Nhận định chính xác tình hình, Đảng ta đã nhìn thấy rõ việc Nhật đầu hàng Đồng minh sắp sửa diễn ra nên gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa từng phần ở các địa phương để tiến tới Tổng khởi nghĩa.
  •  Ngày 14/8/1945, Chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện, ngay lập tức Hội nghị toàn quốc của Đảng ta đã nhận định kẻ thù chính của nhân dân ta đã bị đánh bại, chính phủ bù nhìn trong nước hoang mang điêu đứng. Hội nghị cũng đã chỉ rõ chúng ta phải tiến lên đánh đổ hoàn toàn quân Nhật ở giành chính quyền ngay khi quân Đồng minh chưa vào lãnh thổ nước ta. “Thời cơ ngàn năm có một” đã tới. Hội nghị quyết định tiến hành Tổng khởi nghĩa. Và Tổng khởi nghĩa đã diễn ra, quân ta nhanh chóng và dễ dàng giành thắng lợi và quyền làm chủ ở tất cả các địa phương chỉ trong vòng 15 ngày. Như vậy sự kiện Nhật đầu hàng Đồng minh chính là thời cơ trực tiếp để cho ta giành thắng lợi quyết định trong Tổng khởi nghĩa.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại113,624
  • Tổng lượt truy cập8,430,402
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây