phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc diễn ra sôi nổi,

Thứ bảy - 26/06/2021 05:53
“Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc diễn ra sôi nổi, liên tục với hai xu hướng khác nhau (tư sản và vô sản)”.
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể của phong trào trong những năm 1918 - 1939, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Hướng dẫn làm bài
I/ Nguyên nhân bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc :
  • Dưới ách thống trị của đế quốc, thực dân, nhân dân các nước thuộc địa bị bóc lột một cách tàn tệ, nhất là trong thời gian chiến tranh, vì vậy họ đã vùng dậy chống áp bức bóc lột (liên hệ với Việt Nam).
  •  Cách mạng tháng Mười Nga 1917 nổ ra và thắng lợi đã cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa, đặc biệt là ở châu Á, đứng lên đấu tranh tự giải phóng.
II/ Diễn biến phong trào (ở một số nước)
* Ở Trung Quốc :
  • Dưới  ảnh hưởng của Cách mạng tháng   Mười  Nga,  một  cao trào  chống đế quốc, phong kiến
của nhân dân Trung Quốc bùng nổ. Đó là phong trào Ngũ Tứ nổ ra ngày 4/5/1919, mở đầu bằng cuộc biểu tình của hơn ba nghìn sinh viên Bắc Kinh. Đây là phong trào đấu tranh thể hiện tính chất chống đế quốc     (phản đối những     quyết                định         “ăn      cướp” của “Hội nghị hoà bình Pari”,                             đòi trao trả  vùng Sơn
Đông cho Trung Quốc),     chống phong kiến,  (chống lại nền văn  hoá cổ  hủ, phản khoa  học, phản dân
chủ, đòi thực hiện những cải cách tiến bộ trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng...) sâu sắc, phong trào mang tính nhân dân rộng rãi với sự tham gia đông đảo của các giai cấp, tầng lớp (công nhân, thợ thủ công, tư sản, trí thức).
  • Phong trào đã lan rộng từ Bắc Kinh tới nhiều thành phố khác. Nó xứng đáng là phong trào mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở Trung Quóc. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Trung Quốc bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng, một lực lượng chính trị độc lập. Phong trào đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc và cho các nhóm Cộng sản xuất hiện. Trên cơ sở này, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập (7/1921), đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong phong trào công nhân và công cuộc giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc.
  • Sau  đó tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã    thiết  lập ở Trung Quốc   một nền  thống trị phản  động,
khủng bố dã man những người yêu nước và tàn sát các chiến sản xuất cách mạng. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng                      Cộng sản     Trung Quốc          họp hội  nghị  khẩn cấp phê phán đường    lối  sai  lầm  hữu
khuynh trong Đảng; quyết định khởi nghĩa vũ trang, tiến hành cách mạng ruộng đất ở nông thôn và lật đổ chế độ phàn động Quốc dân Đảng.
  • Năm 1927, sau khởi nghĩa ở Nam Xương và cuộc đấu tranh ở các thành thị miền Nam thất bại, Đảng Cộng sản chuyển về nông thôn, phát động nông dân nổi dậy, thành lập chính quyền Xô viết, Hồng quân công nông...
  • Từ 1928 - 1930, Đảng Cộng    sản đã lãnh  đạo tiến hành cuộc  cách mạng ruộng  đấy, phát động
chiến tranh du kích, xây dựng được hơn mười khu Xô viết) căn cứ địa cách mạng). Tưởng Giới Thạch đã tiến hành bốn lần vây quét nhằm tiêu diệt các khu Xô viết nhưng đều thất bại. Trong lần vây quét thứ năm, Hồng quân bị tổn thất vì mắc xai lầm và phải tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh. Tháng 7/1937, Nhật Bản gây chiến tranh nhằm thôn tính toàn Trung Quốc. Trước nguy cơ xâm lược của Nhật Bản, Đảng     Cộng sản  chủ             động  đề nghị             với            Quốc                     dân          đảng         đình chiến,   cùng   hợp tác chống             Nhật.
Tháng 7/1937,    Mặt trận   dân tộc thống  nhất chống  Nhật thành lập. Từ đó,  cách  mạng  Trung Quốc
chuyển sang thời kì kháng Nhật cứu nước.
  • Ở Ấn Độ :
  • Trong những năm 1919 - 1929, ở Ân Độ đã diễn ra phong trào đấu tranh sôi nổi, liên tục của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác. Bãi công đã nổ ra ở các thành phố Cancútta, Bom Bay, Mađrát và nhiều trung tâm công nhân.
  • Lãnh đạo phong trào  giải phóng dân  tộc  ở Ân  Độ là giai   cấp tư  sản dân tộc  thống qua chính
đảng của nó (Đảng Quốc đại) do M.Găngđi đứng đầu. Ông chủ trương lôi cuốn đông đảo quần chúng vào cuộc đấu tranh đòi độc lập, chống ách thống trị ngoại bang, thủ tiêu mọi tàn tích phong kiến cản trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dân tộc và thiết lập một xã hội Ân Độ phồn thịnh bằng biện pháp hoà bình, không sử dụng bạo lực - “học thuyết bất bạo động” (biểu tình hoà bình, bỏ việc tại công sở, bãi khoá, tẩy chay hàng hoá của Anh...)
  • Ở các nước Đông Nam Á :
  •  Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi và liên tục ở các nước Lào, Campuchia, Việt Nam. Việc ra đời Đảng                  Cộng  sản Đông Dương  đánh dấu bước ngoặt  vĩ  đại  trong sự phát triển   của cách mạng  ba
nước...
  • Đặc biệt ở Inđônêxia, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, những năm 1926-1927, khởi nghĩa
đã nổ ra ở Giava và Xumatơra, song bị thực dân Hà Lan đàn áp khốc liêt và bị thất bại. Trong khi phong trào cách mạng của Đảng Cộng sản đi vào thoái trào, thì giai cấp tư sản cũng tiến hành đấu tranh bằng những hoạt động hợp pháp. Năm 1927, Đảng Quốc dân của giai cấp tư sản do Xucáctnô đứng đầu, thành lập. Đảng Quốc dân chủ trương tiến hành phong trào chính trị quần chúng, thức tỉnh lòng yêu nước, giành các quyền tự trị quần chúng, thức tỉnh lòng yêu nước, giành các quyền tự do dân chủ và cải thiện                   đời sống         nhân dân...tiến                      tới        một nước         Cộng                             hoà liên bang có chủ        quyền,           thành lập
chính phủ độc lập...
Bên cạnh các phong trào ở các nước trên, cuộ đấu tranh giải phóng dân tộc cũng diễn ra ở các nước Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông, Bắc Phi, Ápganixtan...
III/ Nhân xét chung :
  • Các phong trào cụ thể trên cho thấy những chyển biến của phong trào giải phóng dân tộc từ sau Cách mạng tháng Mười Nga 1917. Bên cạnh phong trào theo xu hướng tư sản (dưới ngọn cờ lãnh đạo của giai cấp tư sản), ở nhiều nước phong trào đã đi theo con đường Cách mạng tháng Mười, theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin (dưới ngọn cờ lãnh đạo của giai cấp vô sản).
  • Tuy chưa giành được thắng lợi có ý nghĩa quyết định, song từ sau Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa và phụ thuộc đã có những bước tiến lớn. Những biến chuyển ấy đánh dấu sự khủng hoảng của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay12,531
  • Tháng hiện tại153,737
  • Tổng lượt truy cập8,256,942
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây