Bằng những sự kiện tiêu biểu, hãy chứng minh : trong những năm 1918 - 1939, nước Mĩ đã trải qua những bước thăng trầm đầy kịch tính.

Thứ bảy - 26/06/2021 05:33
Hướng dẫn làm bài
I/ Nước Mĩ trong những năm 1918 - 1929
1. Tình hình kinh tế
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Mĩ có nhiều lợi thế.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
+ Mĩ là nước thằng trận
+ Mĩ trở thành chủ nợ của châu Âu.
+ Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán về vũ khí và hàng hóa.
+ Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
Những cơ hội vàng đó đã đưa nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX.
  • Biểu hiện
+ Từ 1923 - 1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1928 Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, thép, dầu hỏa (Ông vua ô tô) của thế giới.
+ Năm 1929, nắm trong tay 60% dự trữ vàng của thế giới. Chủ nợ thế giới.
  • Hạn chế:
+ Nhiều ngành sản xuất chỉ sử dụng 60 - 80% công suất, vì vậy nạn thất nghiệp xảy ra.
+ Không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.
  1. Tình hình chính trị, xã hội
  • Nắm chính quyền là Tổng thống của Đảng Cộng hòa.
 
  • Giới   cầm quyền Mĩ  thực hiện  chính sách ngăn chặn    công nhân  đấu tranh,  đàn áp những  tư
tưởng tiến bộ trong phong trào công nhân.
  •  Ở Mĩ người lao động luôn phải đối phó với nạn thất nghiệp, bất công, đời sống của người lao động cực khổ                  đấu tranh.
  •  Phong trào đấu tranh của công nhân nổ ra sôi nổi. Tháng 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập. II/ Nước Mĩ trong những năm (1929 - 1939)
  1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ
  •  Nguyên nhân khủng hoảng: do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận                                                                           cung vượt quá xa cầu khủng hoảng kinh tế thừa.
  •  Khủng hoảng diễn ra từ tháng 10/1929 đến năm 1932 khủng hoảng đạt đến đỉnh cao nhất.
  • Hậu quả:
+ Năm 1932, sản lượng công nghiệp còn 53,8% (so với 1929).
+ 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản.
+ 10 vạn ngân hàng đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp.
  1. Chính sách mới của Tổng thống Phran-klin Rudơven
  •  Cuối năm 1932, Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội, được gọi chung là chính sách mới.
  • Nội dung:
+ Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.
+ Giải quyết nạn thất nghiệp thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.
Nhà nước dùng    sức mạnh, biện  pháp để điều  tiết  kinh tế, giải quyết  các vấn  đề chính trị xã
hội, vai trò của nhà nước được tăng cường.
  • Kết quả:
+ Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.
+ Khôi phục được sản xuất.
+ Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933.
  • Chính sách ngoại giao:
+ Thực hiện chính sách "Láng giềng thân thiện".
+ Tháng 11/1933, công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
+ Thực hiện đường lối trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Âu.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay2,461
  • Tháng hiện tại79,286
  • Tổng lượt truy cập7,664,410
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây