kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
Vì sao nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng trong năm 1917 ?
Thứ bảy - 26/06/2021 04:57
Vì sao nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng trong năm 1917 ? Trình bày diễn tiến khởi nghĩa của Cách mạng tháng Mười; phân tích vai trò của Lênin trong và sau cuộc cách mạng này.
Hướng dẫn làm bài
Nguyên nhân vào năm 1917 nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng :
*Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917 : Trước cách mạng nước Nga là nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng. Kinh tế bị kìm hãm, công nông nghiệp còn rất lạc hậu, đời sống của người dân Nga thấp nhất châu Âu. Vì thế cần có một cuộc cách mạng dân chủ tư sản để xóa đi sự cản trở phong kiến mở đường cho nước Nga phát triển. *Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10/1917 : Sau khi Cách mạng tháng 2/1917 thắng lợi, hình thái hai chính quyền song song tồn tại. Chính phủ lâm thời tư sản Nga không triệt để xóa phong kiến mà còn cấu kết với quý tộc phong kiến tiếp tục chiến tranh với Đức. Do vậy, muốn giải phóng mọi sự cản ngại nước Nga phải tiến hành cuộc cách mạng vô sản lật đổ chính phủ tư sản, thiết lập nhà nước công nông tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Diễn tiến khởi nghĩa của Cách mạng tháng Mười (1917)
+ Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa. Các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở Thủ đô. + Đêm 25/10, tấn công Cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản. Ngày 25/10 trở thành ngày thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười. Khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát giành thắng lợi. + Sau Pê-tơ-rô-grát là thắng lợi ở Mát-xcơ-va. Đầu 1918, cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân. + Nguyên nhân thành công :
Đảng Bônsêvích và Lê-nin đã vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, động viên giai cấp công nhân, nông dân và một bộ phận binh lính đứng lên làm cách mạng, tự giải phóng khỏi ách thống trị và bóc lột của giai cấp tư sản, địa chủ, trở thành người người chủ đất nước, xã hội.
Sức mạnh của khối đoàn kết công - nông và tài năng lãnh đạo của những người cộng sản đã đưa đất nước vượt qua cơn thử thách nguy hiểm, đã lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, đập tan sự can thiệp vũ trang của các nước đế quốc và sự phá hoại của các lực lượng phản động trong nước.
Vai trò của Lê-nin trong và sau cuộc cách mạng này.
Hiện tượng hai chính quyền song song tồn tại sau cách mạng tháng 2/1917 thể hiện sự bế tắc về phương hướng phát triển của cách mạng .Với Luận cương tháng tư Lê-nin đã quyết định chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Sau sự kiện đàn áp đẩm máu tháng 7/1917, Lê-nin nhận ra điều kiện đấu tranh hòa bình không còn nữa, vì thế tại Đại hội lần thứ VI của Đảng Bônsêvích Lê-nin xác định: “Phải lật đổ chính quyền tư sản bằng con đường bạo lực vũ trang.”
Đến đầu tháng 10/1917, Lê-nin từ Phần lan về nước trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở
Pê-tơ-rô-grát đêm 24 rạng ngày 25/10/1917 thắng lợi.
Sau khi giành được chính quyền với nhiệm vụ người cao nhất trong chính quyền Xô viết Lênin ban hành sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất nhằm thỏa mãn nguyện vọng của nhân dân Nga.
Lê-nin ban hành nhiều chính sách xóa bỏ mọi tàn tích của phong kiến, thực hiện quyền tư do dân chủ, thành lập hồng quân để bảo vệ chính quyền và tổ quốc xã hội chủ nghĩa .
Để huy động sức lực của toàn dân tộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài, Lê-nin thực hiện chính sách cộng sản thời chiến. Nhờ vào chính sách táo bạo và đúng đắn này mà mọi âm mưu của kẻ thù trong và ngoài nước bị đập tan, chính quyền xô viết non trẻ của nước Nga được bảo vệ và đứng vững.
Đến năm 1921, chính sách Cộng sản thời chiến không còn phù hợp, Lê-nin đề xướng chính sách kinh tế mới chuyển nền kinh tế Nga sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát.