kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
Năm 1917, nước Nga có đến hai cuộc cách mạng
Thứ bảy - 26/06/2021 04:53
a. Năm 1917, nước Nga có đến hai cuộc cách mạng : cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười? b. Từ tháng 2 đến tháng 7, Lê-nin quyết định giành chính quyền bằng con đường hòa bình ? (Đề thi Olympic Truyền thống 30/4 - Khối 11, năm 2006)
Hướng dẫn làm bài a. Năm 1917, nước Nga có đến hai cuộc cách mạng : Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười vì có đầy đủ những tiền đề khách quan và chủ quan:
Sau cải cách nông nô 1861, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Nga, và từ đầu thế kỷ XX, nước Nga đã chuyển lên chủ nghĩa đế quốc. Quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản diễn ra mạnh, hình thành những công ty độc quyền. Tư bản tài chính cũng ra đời... Chủ nghĩa đế quốc đã tạo ra những tiền đề kinh tế và chính trị cho cách mạng bùng nổ.
Việc Nga hoàng đưa nước Nga tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho nước Nga trở thành nơi tập trung cao độ những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc.
+ Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ Nga hoàng. + Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản. + Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. + Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các đế quốc khác.
Năm 1917, chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy chế độ chuyên chế Nga hoàng đến bờ vực của sự sụp đổ. Kinh tế bị tàn phá, suy sụp.. .Nạn đói xảy ra trầm trọng. Chính quyền Nga hoàng thối nát và bất lực. Các tầng lớp nhân dân lao động không thể sống như trước được nữa. Nước Nga trở thành khâu yếu nhấttrong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa mà cách mạng có thể chọc thủng.
Nhân tố quyết định là giai cấp vô sản Nga đã trưởng thành và đủ sức làm cách mạng; đã có một đảng cách mạng chân chính (Đảng Bônsêvich) đứng đầu là Lê-nin, từng được diễn tập qua cuộc cách mạng 1905 - 1907.
Các cuộc cách mạng ở Nga trong năm 1917 đã được chuẩn bị đầy đủ về mặt tư tưởng, lý luận:
Khi giai cấp tư sản thoả hiệp với chế độ chuyên chế, không dám làm cách mạng tư sản, Lê- nin chỉ rõ giai cấp vô sản Nga phải tiến hành cách mạng dân chủ tư sản, lật đổ chế độ Nga hoàng để sau đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Lợi dụng tình hình chiến tranh thế giới, Lê-nin đưa ra khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng
■ Sau khi cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai thắng lợi, Đảng Bônsêvích và Lê-nin đã có đường lối, sách lược đúng đắn, kịp thời để đưa đến thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười
Với chiến tranh thế giới thứ nhất, các đế quốc bận tham chiến, không kịp can thiệp vào nước
Nga, là nhân tố khách quan thuận lợi
Giành chính quyền bằng con đường hòa bình :
Sau Cách mạng tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình hình 2 chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân binh lính, đứng đầu là xô viết Pêtơrôgrat.
Lê-nin đưa ra luận cương tháng Tư, chỉ rõ nhiệm vụ là chuyển cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, chủ trương "tuyệt đối không ủng hộ Chính phủ lâm thời" và đưa ra khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay các Xô viết".
Lúc này giai cấp tư sản chưa sử dụng bạo lực chống lại cách mạng; vũ khí ở trong tay nhân
dân, sức mạnh ở về phía quần chúng; và Đảng Bônsêvích hoạt động công khai nên có thể giành chính quyền bằng con đường hoà bình. Tuy nhiên đây là điều kiện quí và hiếm nên Lê-nin cũng chủ trương phải chuẩn bị lực lượng vũ trang để khi cần thiết thì khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền .
Giành chính quyền bằng con đường hoà bình, trước hết là đấu tranh chính trị, bãi công, biểu
tình, tuần hành...gây sức ép, từng bước vạch mặt bọn Mensêvích và Xã hội cách mạng, vạch mặt Chính phủ lâm thời, đòi chính phủ thực hiện: “hòa bình, ruộng đất, bánh mì”, làm cho Chính phủ lâm thời khủng hoảng, phải từ chức, chuyển giao "Tất cả chính quyền về tay các Xô viết" .
Bước thứ hai là đấu tranh trong nội bộ các xô viết, bãi miễn bọn Mensêvích, đưa những người Bônsêvích lên nắm các Xô viết. Như thế, hoàn thành giành chính quyền bằng con đường hoà bình, không đổ máu.