giáo án STEM chủ đề DỤNG CỤ TRỒNG RAU MẦM KHÔNG CẦN ĐẤT

Chủ nhật - 11/10/2020 02:54
Tên chủ đề: DỤNG CỤ TRỒNG RAU MẦM KHÔNG CẦN ĐẤT(Số tiết: 03 – lớp 6 thực hiện trong 2 tuần)Tiết 1: Hoạt động 1, hoạt động 2.Tiết 2: Hoạt động 3.Tiết 3: Hoạt động 5.1. Mô tả chủ đề.- HS tìm hiểu và vận dụng kiến thức về sự hô hấp và điều kiện nảy mầm của hạt (sinh học lớp 6) và nhiều kiến thức liên quan khác để chế tạo dụng cụ trồng rau mầm từ các dụng cụ đơn giản: Chai nhựa; ống nhựa;… Sau khi hoàn thành học sinh sẽ trồng thử nghiệm rau mầm từ hạt cải ngọt.2. Mục tiêu.a. Kiến thức:- Vận dụng các kiến thức về về sự hô hấp, quang hợp của thực vật và điều kiện nảy mầm của hạt để thiết kế dụng cụ trồng rau mầm không cần đất đảm bảo các tiêu chí.- Vận dụng kiến thức về về sự hô hấp, quang hợp của thực vật và điều kiện nảy mầm của hạt để ươm mầm các loại hạt khác.
giáo án STEM chủ đề DỤNG CỤ TRỒNG RAU MẦM KHÔNG CẦN ĐẤT
 
  1. Kỹ năng:
- Tính toán thiết kế được dụng cụ để ươm rau mầm đảm bảo các tiêu chí đề ra.
- Lập kế hoach cá nhân/ nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên thiết kế.
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện đước các ý kiến thảo luận.
- Tự nhận xét đánh giá được quá trình làm việc cá nhân nhóm.
  1. Phát triển phẩm chất
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học.
- Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề được giao.
- Có tinh thần trách nhiệm, hoà đồng, giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm, lớp.
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và giữ gìn vệ sinh chung.
  1. Định hướng phát triển năng lực.
- Tri thức sinh học, nghiên cứu khoa học.
- Hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Quản lí thời gian.
- Tư duy phản biện, khả năng thuyết trình ...
  1. Thiết bị.
- Các thiết bị dạy học: Giấy A0, A4, mẫu bản kế hoạch, phiếu học tập, máy chiếu ...
- Video hỗ trợ.
- Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo mẫu thử nghiệm “Dụng cụ trồng rau mầm không cần đất”
+ Chai nhựa các loại.
+ Bấc đèn, bìa các – tông, túi bóng đen.
+ Dao, kéo, đinh sắt, bật lửa ...
+ Xơ dừa.
+  Hạt rau mầm cải ngọt.
+ Thước, bút, máy tính bỏ túi ...
5.Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YỀU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO DỤNG CỤ TRỒNG RÂU MẦM KHÔNG CẦN ĐẤT.
a. Mục đích.
- Học sinh phân tích và tìm hiểu, thiết kế và chế tạo dụng cụ trồng rau mầm không cần đất theo các tiêu chí: Dụng cụ đảm bảo cho hạt nảy mầm tốt, mỗi lần ủ được tối đa 150g  hạt, rau mầm đảm bảo khối lượng thành phẩm và thân trắng mâp, lá xanh, mùi vị đặc trưng, tỷ lệ nảy mầm cao trên 95%.
- Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về hô hấp, các điều kiện nảy mầm của hạt và thuyết minh thiết kế trước khi sử dụng nguyên vật liệu dụng cụ cho trước để chế tạo và thử nghiệm.
b. Nội dung.
- Tìm hiểu về một số dụng cụ, nguyên vật liệu trồng rau mầm truyển thống.
- Xác định nhiệm vụ chế tạo dụng cụ với các tiêu chí:
+ Trồng được lượng rau mầm phục vụ nhu cầu gia đình
+  Rau mầm đảm bảo khối lượng thành phẩm: Thân trắng, mập, lá xanh, hương vị đặc trưng.
c. Dự kiến sản phẩm.
- Mô tả và giải thích được một cách định tính về chế tạo dụng cụ trồng rau mầm không cần đất.
- Xác định được các kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo dụng cụ trồng rau mầm theo các tiêu chí đã cho.
d. Cách thức tổ chức hoạt động.
- GV tổ chức hoạt động của học sinh theo nhóm  từ 5 – 6 em, học sinh trong nhóm tự bầu nhóm trưởng và thư ký.
+ HS tìm hiểu về một số dụng cụ trồng rau mầm với yêu cầu: mô tả đặc điểm hình dạng và giải thích thông qua các hình ảnh.
+ HS trao đổi với bạn trình bày ý tưởng sáng tạo và thảo luận chung.
+ Xác định các kiến thức cần sử dụng, xây dựng tiêu chí đánh giá và giao nhiệm vụ cho các thành viên.
- GV thông báo tiến trình thực hiện dự án:
TT Nội dung Thời gian Ghi chú
1 - Tiếp nhận nhiệm vụ
- Hình thành kiến thức mới.
- Hinh thành bản thiết kế dụng cụ.
45 phút Thực hiện tại lớp
2 Báo cáo, bảo vệ và hoàn chỉnh bản thiết kế 45 Thực hiện tại lớp
2 Làm dụng cụ theo thiết kế và thử nghiệm dụng cụ 1 tuần Thực hiện ở nhà
3 Báo cáo và đánh giá sản phẩm. 45 phút Thực hiện tại lớp
Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ XÂY DỰNG
BẢN THIẾT KẾ.
a. Mục đích.
- HS hình thành kiến thức mới về sự hô hấp của thực vật và các điều kiện nảy mầm của hạt. Đề xuất giải pháp và xây dựng bản thiết kế dụng cụ trồng rau mầm.
b. Nội dung.
- HS nghiên cứu SGK và tài liệu liên quan về các kiến thức trọng tâm sau:
+ Sự hô hấp của thực vật (sinh học 6 bài 23).
+ Các điều kiện nảy mầm của hạt (sinh học 6 bài 35).
+ Quy trình trồng rau sạch (công nghệ).
+ Hiện tượng mao dẫn (vật lí)
+ Diện tích hình chữ nhật, hình tròn, tỷ lệ % (toán)
- HS thảo luận về các thiết kế khả dĩ của dụng cụ trồng rau mầm và đưa ra các giải pháp có căn cứ à Gợi ý:
+ Điều kiện nào để dụng cụ có thể đảm bảo cho hạt nảy mầm?
+ Điều kiện nào của dụng cụ để đảm bảo thu được sản phẩm đúng tiêu chí đề ra.
+ Điều kiện nào của dụng cụ để đảm bảo ủ được tối đa 150g hat rau.
+ Các nguyên liệu nào cần được sử dụng và sử dụng như thế nào?
- HS xây dựng phương án thiết kế dụng cụ và chuẩn bị trình bày trước lớp (các hình thức thuyết trình, poster, powerpoin,…). Hoàn thành bản thiết kế và nộp cho GV.
- Yêu cầu:
+ Bản thiết kế chi tiết kèm theo hính ảnh, mô tả rõ kích thước, hình dạng và các nguyên vật liệu sử dụng..
+ Trình bày và giải thích thiết kế theo các tiêu chí đề ra.
c. Dự kiến sản phẩm.
- HS xác định và ghi lại được các kiến thức về sự hô hấp của thực vật và các điều kiện nảy mầm của hạt.
- HS đè xuất lựa chọn được giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế dụng cụ đảm bảo các tiêu chí đề ra.
d. Cách thức tổ chức hoạt động.
- GV cho học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
Hoạt động 3: TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ.
  1. Mục đích.
- HS mô tả được bản thiết kế dụng cụ trồng rau mầm.
- Vận dụng các kiến thức về sự hô hấp của thực vật và điều kiện nảy mầm của hạt và các kiến thức liên môn khác để lí giải và bảo vệ thiết kế.
- Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để làm dụng cụ trồng giá đỗ.
  1. Nội dung.
- HS làm việc theo nhóm để hoàn thành bản thiết kế .
- Báo cáo phương án thiết kế, thảo luận và điều chỉnh để đưa ra phương án tối ưu.
  1. Dự kiến sản phẩm.
- Bản ghi chép ý kiến đóng góp, nhận xét.
- Bản thiết kế mô hình sản phẩm.
  1. Cách thức tổ chức hoạt động.
* Tổ chức báo cáo:
à GV: thông báo tiến trình báo cáo
- Thời gian báo cáo 3 phút.
- Thời gian đặt câu hỏi 3 phút.
- Trong khi nhóm báo cáo các học sinh phải ghi chú ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi.
à GV thông báo vê tiêu chí đánh giá của bản thiết kế.
(1) Tiến trình báo cáo:
- Nhóm HS báo cáo, ghi nhận và trả lời các câu hỏi phản biện.
- Giáo viên nhận xét, tư vấn.
(2) GV: Đánh giá về phần báo cáo của các nhóm dựa trên các tiêu chí:
- Nội dung.
- Hình thức bài báo cáo.
- Kỹ năng thuyết trình.
- Yêu cầu HS tổng hợp ý kiến và điều chỉnh bản thiết kế, lựa chọn phương án tối ưu.
- Phân công nhiệm vụ:
STT Thành viên Nhiệm vụ



 
   
Các nguyên vật liệu và dụng cụ sử dụng:
STT Tên nguyên vật liệu, dụng cụ Số lượng dự kiến


 


 
 
Quy trình thực hiện dự kiến:
Các bước Nội dung Thời gian dự kiến



 
   
Hoạt động 4: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM DỤNG CỤ TRỒNG RAU MẦM KHÔNG CẦN ĐẤT.
  1. Mục đích.
- Chế tạo dụng cụ ươm rau mầm theo phương án tối ưu đã lựa chọn.
- Thử ngiệm sản phẩm và điều chỉnh.
  1. Nội dung.
- HS tiến hành chế tạo dụng cụ theo nhóm ngoài giờ học, giáo viên hỗ trợ.
  1. Dự kiến sản phẩm.
- Dụng cụ trồng rau mầm, sản phẩm rau mầm thử nghiệm.
- Bản thiết kế điều chỉnh nếu có.
- Trình bày kinh nghiệm nếu có khi tiến hành làm dụng cụ và thử nghiệm.











Mô hình thiết kế sản phẩm
Sản phẩm
  1. Cách thức tổ chức hoạt động.
- GV: Yêu cầu hs làm theo nhóm ngoài giờ, giáo viên kiểm tra tiến độ qua hình ảnh HS gửi cho giáo viên qua gmail.
Hoạt động 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM.
a. Mục đích.
- Học sinh trình bày được cách sử dụng dụng cụ, tác dụng của các bộ phận.
- Giải thích được sự thành công, thất bại của sản phẩm.
- Đề xuất ý tưởng cải tiến dụng cụ.
b. Nội dung.
- HS báo cáo sản phẩm và kết quả thử nghiệm à GV, HS nêu câu hỏi à HS giải thích sự thành công hoặc thất bại của dụng  cụ.
c. Dự kiến sản phẩm.
- Đề xuất cải tiến của dụng cụ trồng rau mầm, sản phẩm rau mầm.
- Hồ sơ hoàn chỉnh dự án “Dụng cụ trồng rau mầm không cần đất”.
d. Cách thức tổ chức hoạt động.
* GV: Thông báo quy trình báo cáo cho cả lớp.
  1. Báo cáo của từng nhóm (hình thức poster)
à Nội dung báo cáo của nhóm:
- Tiến trình làm dụng cụ trồng rau mầm không cần đất.
- Cách sử dụng dụng cụ.
- Tiến trình thử nghiệm.
- Kết quả thử nghiệm.
  1. Tổng kết đánh giá
- GV và HS nhận xét về dụng cụ ươm rau mầm.
- GV tổng kết và đánh giá chung về dự án:
+ Kiến thức, kỹ năng liên quan đến sự hô hấp của thực vật và điều kiện nảy mầm của hạt.
+ Quá trình thiết kế và tiến trình làm dụng cụ.
+ Kỹ năng làm việc nhóm.
+ Kỹ năng trình bày, thuyết phục.
                                             Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập55
  • Hôm nay11,387
  • Tháng hiện tại147,602
  • Tổng lượt truy cập8,250,807
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây