ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I địa lý 7

Chủ nhật - 20/12/2020 08:27
1.Bùng nổ dân số là gì ? Nguyên nhân , hậu quả.

Bùng nổ dân số là sự phát triển vượt bậc về số lượng khi tỷ lệ sinh vẫn cao nhưng tỷ lệ tử đã giảm xuống thấp.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
      Nguyên nhân là do dân số tăng nhanh vào những năm 50 của thế kỷ XX ( trên 2,1% ) trong khi tỷ lệ tử giảm nhanh do những tiến bộ về y tế , đời sống được cải thiện nhất là các nước mới giành được độc lập …
            Hậu quả  gây khó khăn cho các nước đang phát triển vì không đáp ứng được các yêu cầu quá lớn về ăn,mặc,học hành, nhà ở,việc làm… trong khi nền kinh tế còn đang chậm phát triển.


 2.Cho biết tình hình phân bố dân cư trên thế giới. Tại sao có sự phân bố như thế ?

          Diện tích đất nổi trên thế giới là 149 triệu km2 , trong khi dân số thế giới là 6,48 tỉ người, mật độ trung bình là 48 người/km2 .
   Con người hiện nay có mặt ở  khắp nơi trên thế giới nhưng phân bố không đều, có nơi tập trung dân đông có mật độ cao, có nơi thưa dân, mật độ thấp.
   Con người tập trung nhiều nhất tại các khu vực sau :Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á,Châu Âu, Đông bắc Hoa kỳ…
            Những khu vực này có dân cư đông đúc nhờ có những điều kiện tự nhiên thuận lợi: khí hậu ôn hoà, đất đai mầu mỡ, nguồn nước dồi dào, địa hình bằng phẳng nên giao thông thuận lợi, có nhiều đô thị…Những vùng khác dân cư còn thưa thớt do các điều kiện sống không thuận lợi.


 3. Có bao nhiêu chủng tộc trên thế giói ? Làm thế nào để phân biệt các chủng tộc ? Sự phân bố các chủng tộc hiện nay như thế nào ?
 
       -   Trên thế giói có ba chủng tộc chính là : Môn-gô-lô-ít ( còn gọi là chủng tộc da vàng ) , chủng tộc  Ơ-rô-pê-ô-ít ( chủng tộc da trắng ), chủng tộc Nê-gro-ít ( chủng tộc da đen ).
      -    Người ta dựa vào hình thái cơ thể để phân biệt các chủng tộc như màu da, màu tóc,vóc dáng,mũi ,mắ, hộp sọ…
      -    Chủng tộc Môn-gô-lô-ít là cư dân chính của châu Á,chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít là cư dân của châu Âu, còn chủng tộc Nê-gro-ít là những người châu Phi.
      -    Hiện nay , xã hội loài người đã phát triển nhiều, các chủng tộc  đã cùng nhau sinh sống khắp mọi nơi trên trái đất.



  4.   Quần cư nông thôn và quần cư thành thị  giống và khác nhau ở điểm nào ?
   

         - Giống nhau : Đều là các hình thức cư trú, tổ chức sinh sống của con người trên Trái Đất.   
         - Khác nhau :
             + Chức năng của quần cư nông thôn là nông nghiệp trong khi của quần cư thành thị là công nghiệp  và dịch vụ.
             + Quần cư nông thôn thường phân tán, có mật độ thấp hơn.quần cư thành thị có sự tập trung với mật độ cao.
 + Cảnh quan của quần cư nông thôn là các xóm làng, đồng ruộng , nương rẩy… còn cảnh quan của quần cư đô thị là phố phường, xe cộ, nhà máy…
 + Lối sống của hai cảnh quan cũng khác nhau.


  5. Hãy xác định môi trường đới nóng và nêu đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm.

       -  Đới nóng nằm giữa hai chí tuyến, kéo dài liên tục từ tây sang đông  thành một vành đai bao quanh Trái Đất.
       -  Môi trường xích đạo ẩm có những đặc điểm sau :
           + Có khí hậu nóng quanh năm :       
              . Nhiệt độ trung bình năm từ 25oC - 28oC, nhiệt độ chênh giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3oC .                                                                                            
              . Lượng mưa lớn, trung bình từ 1500 đến 2500mm/năm , mưa quanh năm, độ ẩm lớn, trên 80% , càng gần xích đạo thì mưa, ẩm càng nhiều, không khí ẩm ướt , ngột ngạt.
           + Sinh vật rất phát triển do nhiệt, ẩm dồi dào :
              . Rừng gồm nhiều tầng, cây cao lớn đến 40-50m, xanh quanh năm.
              . Ven biển, các cửa sông có rừng ngập mặn.
              . Trong rừng có nhiều loài thú nhiều loài chim.
 

   6. Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới .
       
      - Khí hậu nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 20oC.
      - Có hai thời kỳ nhiệt độ tăng cao trùng với hai thời kỳ mặt trời qua thiên đỉnh.
      - Có một thời kỳ khô hạn kéo dài từ 3 đến 9 tháng, càng gần chí tuyến khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt độ càng lớn.
      - Lượng mưa trung bình năm khá cao thay đổi từ 500 đến 1500 mm , tập trung chủ yếu trong mùa mưa.

 
  7. Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

     - Khí hậu nhiệt đới gió mùa là khí hậu tiêu biểu của khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
     - Mỗi năm có hai mùa đối lập nhau, mùa của gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4( lạnh và khô ) và mùa của gió mùa tây nam từ thánh 11 đến tháng 5 ( nóng ẩm và mưa nhiều ). Nhiệt độ , lương mưa thay đổi theo mùa và thời tiết diễn biến thất thường..
     - Nhiệt độ trung bình năm khá cao, trên 20oC , biên độ nhiệt hằng năm lớn trên 8oC. Mùa đông có một số tháng lạnh nhiệt độ xuống dưới 20oC.
     - Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1000mm, nơi đón gió lượng mưa rất cao, có thể lên đến 10.000mm. Mùa mưa tập trung từ 70- 90%lương mưa cả năm. Mùa khô tuy lương mưa ít nhưng vẫn đủ cho cây cối sinh trưởng.
     - Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn, có năm mưa nhiều, năm mưa ít… rất thất thường.


    8. Chứng minh môi trường nhiệt đới  gió mùa rất đa dạng.

         Cảnh quan thiên nhiên của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến đổi theo thời gian và không gian, do có sự khác nhau về lượng mưa và phân bố lượng mưa trong năm giữa các địa phương và các mùa:
            - Mùa đông không khí lạnh và khô , nhiệt độ có khi xuống dưới 15oC, có một số cây rụng lá , một số nơi có thể có tuyết rơi.
            - Mùa hạ nóng và mưa nhiều , có tháng nóng lên trên 30oC, cây cối xanh tươi.
            - Tuy lượng mưa trung bình chỉ độ 1000-1500mm,nhưng có nơi lượng mưa rất lớn , lên đến 12.000mm.
            - Sông ngòi có một mùa lũ ( trùng với mùa mưa )và một mùa cạn ( trùng với mùa khô )
            - Thảm thực vật có nhiêu loại :
                 +  Rừng nhiều tầng phát triển ở vùng có lượng mưa lớn.
                 +  Đồng cỏ cao ở vùng có lượng mưa ít.
                 +  Rừng ngập mặn ở các cửa sông , ven biển đang được phù sa bồi đấp.


      9. Những điều kiện cần thiết đễ thực hiện hình thức thâm canh lúa nước?
Những quốc gia sản xuất lúa nước nổi tiếng ở đới nóng.  


         Để thực hiện hình thức thâm canh lúa nước cần phải có các điều kiện sau:
           - Đồng ruộng với đất phù sa màu mỡ.
           - Khí hậu nhiệt đới
           - Có độ ẩm không khí cao.
           - Có nguồn nước dồi dào.
    Đây là những điều kiện cần thiết cho cây lúa nước sinh trưởng và phát triển.
    Ngoài ra còn phải có một điều kiện quan trọng không kém đó là phải có nguồn lao động dồi dào vì cây lúa là cây trồng cần nhiều lao động để chăm sóc.
        Ở đới nóng , các nước sản xuất nhiều lúa gạo là Việt Nam , Thái Lan , Indonesia , Ấn Độ… Thái Lan và Việt Nam là hai nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo.


        10. Hãy cho biết những biện pháp cần thực hiện để  giảm bớt tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.

      Những biện pháp cần thực hiên để giảm tính bấp bênh :
           - Việc trồng và bảo vệ rừng là biện pháp hết sức quan trọng vì đây là vùng mưa nhiều , rất dễ xảy ra lũ lụt , đất rất dễ bị xói mòn , rửa trôi , phải có rừng để bảo vệ.
           - Nhiệt độ và lượng mưa cũng như chế độ mưa thay đổi giữa các mùa , vì vậy , ở vùng nhiệt đới gió mùa phải tuân thủ chặt chẻ lịch thời vụ trong sản xuất nông nghiệp.
           - Ở vùng nhiệt đới gió mùa , mùa mưa thường gây lũ lụt, mùa khô lại thiếu nước gây hạn hán cho nên vấn đề thuỷ lợi phải đươc coi trọng.
           - Đây là vùng thường xuyên chịu ảnh hương thiên tai cho nên công tác dự báo thời tiết phòng chống thiên tai phải được thực hiện thường xuyên.
           - Công tác thú y,phòng trừ dịch bệnh cần được quan taamvif vùng có nguồn nhiệt,ẩm dồi dào nên mầm bệnh rất dễ phát triển và lây lan.


       11. Trình bày tình hình dân số ở đới nóng.

            - Đới nóng là khu vực đông dân của thế giói, chiếm 50% dân số thế giới.
            - Dân cư tập trung đông đúc ở một số nơi : Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Brasil…
            - Hiện nay, sự gia tăng dân số vẫn còn cao, vẫn ở trong tình trạng bùng nổ dân số.
            - Dân số đông, tăng nhanh ở đới nóng đã gây sức ép nặng nề lên sự phát triển kinh tế- xã hội , lên tài nguyên môi trường. Vì vậy, vấn đề dân số là mối quan tâm hàng đầu của các nước trong khu vực. Các nước đang tìm mọi cách đễ hạ tỷ lệ tăng dân, nâng cao đời sống , bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế.


      12. Cho biết nguyên nhân và hậu qủa của việc di dân ở các nước thuộc đới nóng.

           a . Nguyên nhân :
               - Tự nhiên : thiên tai , hạn hán …
               - Xã hội : chiến tranh , kinh tế chậm phát triển, nghèo đói và thiếu viêc làm…
               - chính sách : điều chỉnh lại sự phân bố dân cư, lao động, phân bố sản xuất cho phù hợp.
           b. Hậu quả :
              - Dân số đô thị tăng quá nhanh, đời sống sẽ gặp nhiều khó khăn ( thiếu điện , nước, tiện nghi sinh hoạt, dễ bị dịch bệnh… ) môi trường bị ô nhiễm ( rác thải, nguồn nước bị ô nhiễm …)thất nghiệp gia tăng, môi trường đô thị bị xuống cấp.
              - Sự di dân tích cực : di cư theo dự án các chương trình di dân sẽ có tác động tích cựcđến phát triển kinh tế-xã hội giúp phát triển kinh tế vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giải quyết việc làm…

    


 
      13. Đặc điểm cơ bản của môi trường đới ôn hoà.
           
                                Có hai đặc điểm:
                - Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.
                -  Thiên nhiên phân hoá theo thời gian và không gian :
                    + Phân hoá theo thời gian : Một năm có bốn mùa  xuân , hạ , thu ,đông.
                    + Phân hoá theo không gian : Thiên nhiên thay đổi từ Băc xuống Nam theo vỹ độ , từ Tây sang Đông theo ảnh hưởng của dòng biển  và gió Tây ôn đới

      14.Tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hoà được thể hiện như thế nào ?

           - Tính ôn hoà của khí hậu : Không quá nóng và mưa nhiều như đới nóng , cũng không  quá lạnh và ít mưa như đới lạnh.
           - Chịu tác động của các khối khí ở đới nóng cũng như  khối khí ở đới lạnh.
           - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí gần biển hay xa biển , vào vị trí gần cực hay chí tuyến.
           - Nguyên nhân : Do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.

       15. Chứng minh sản phẩm nông nghiệp của môi trường ôn đới rất đa dạng . Vì sao lại có sự đa dạng đó ?

       Do môi trường ôn đới rất đa dạng nên sản phẩm nông nghiệp cũng rất đa dạng.Có 6 kiểu môi trường, mỗi kiểu môi trường có một số  sản phẩm tiêu biểu thích hợp với điều kiện khí hậu , đất đai riêng.
       -Vùng nhiệt đới gió mùa ( Đông Trung Quốc, Đông Nam Hoa Kỳ ) : lúa nước, đậu tương,bông, các loai hoa quả…
 - Vùng khí hậu địa trung hải : nổi tiếng các loại rượu nho, rượu vang.
 - Vùng ôn đới hải dương : lúa mì , củ cải đưởngau, hoa quả, chăn nuôi bò…
 - Vùng ôn đới lục địa : lúa mì, khoai tây, ngô, chăn nuôi bò, lợn ,ngựa…
 - Hoang mạc ôn đới chăn nuôi cừu.
 - Vùng ôn đới lạnh ở các vĩ độ cao : khoai tây, lúa mạch đen, chăn nuôi hươu Bắc cực…


       16. Hãy trình bày nền công nghiệp của các nước đới ôn hoà.
            
             - Nền công nghiệp của các nước đới ôn hoà là nền công nghiệp hiên đại, trang bị nhiều máy móc , thiết bị tiên tiến gồm có hai ngành chính :
                 + Công nghiệp khai thác : phát triển ngững nơi nhiều khoáng sản ( Đông Bắc Hoa Kỳ, Uran và Xibia của Nga ) , vùng có nhiều rừng ( Phần Lan , Canada ).
                 + Công nghiệp chế biến : là thế mạnh  nổi bật  và có cơ cấu đa dạng, gồm các ngành truyền thống ( luyện kim, cơ khí ,hoá chất …)và các ngành hiện đại, đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao ( diện tử, hàng không vũ trụ…) phần lớn nguyên nhiên liệu được nhập từ các nước thuộc đới nóng.
 - Hoạt động công nghiệp của đới ôn hoà  chiếm 3/4 tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới. Các nước công hàng đầu thế giới là : Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức Anh…


       17. Nét đặc trưng của đô thị hoá ở môi trường ôn đới là gì ?

            Đô thị hoá ở môi trường ôn đới có những đặc trưng :
  - Có tỉ lệ dân đô thị cao, là nơi tập trung nhiều đô thị nhất trên thế giới.
  - Có các đô thị mở rộng kết nối với nhau liên tục thành tùng chùm, chuổi đô thị hay siêu đô thị  nhờ một hệ thống các loại đường giao thông hết sức phát triển.
  - Có các đô thị phát triển theo quy hoạch, không chỉ mở rộng ra xung quanh mà còn vươn lên cả chiều cao lẫn chiều sâu.
              - Lối sống đô thị đã trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư.


          18. Hãy cho biết hiện trạng , nguyên nhân, hậu quả của việc ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà.
              
                -  Hiên trạng : Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.
                -  Nguyên nhân :
                          + Khí thải do ống khói của các nhà máy công nghiệp.
                          + Khí thải từ các phương tiện giao thông.
                          + Sự cố của các nhà máy hạt nhân, phương tiện hạt nhân, tro bụi của núi lửa…..
                 -  Hậu quả :
                           + Mưa acid làm chết cây cối , ăn mòn các công trình, phương tiện, gây bệnh tật cho người.
                           + Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất tăng, băng tanm nước biển dâng cao nhấn chìm các vùng thấp vên biển, thiên tai, hoang mạc tăng.
                           + Tầng ozone bị thủng, gây nguy hiểm cho con người: ung thư da, đục thuỷ tinh thể.
                           + Không khí bị nhiễm xạ , huỷ diệt môi trường sống.


                19. Hoang mạc, vị trí và đặc điểm.
 
                        là những vùng khô khan, thời tiết khắc nghiệt nên sinh vật rất nghèo nàn, chỉ có những loài có khả năng thích nghi cao, dân cư thưa thớt, chỉ có mặt ở các ốc đảo là chủ yếu.
              Vị trí :
                        Hoang mạc nằm dọc theo các đường chí tuyến và giữa các đại lục Á – Âu  thuộc các khu vực : Trung Á, Tây Nam Á, Bắc Á, Bắc Phi, Nam Phi, Nam Mỹ, Tây Bắc Mỹ và nội địa của châu đại dương. Các hoang mạc nằm dưới đai áp cao chí tuyến, gần các dòng biển lạnh và trong nội địa xa biển.
 Đặc điểm:
 
  • Phần lớn hoang mạc được bao phủ bằng cồn các hoặc sói đá.
                       -Khí hậu rất khô hạn và khắc nghiệt
                            + Lượng mưa rất ít ( dưới 100mm/năm) , lượng bốc hơi cao.
                            + Nhiệt độ cao, độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất cao có khi lên đến 40 lần.
                       - Sinh vật nghèo nàn
                            + Thực vật cằn cỗi, thưa thớt chỉ có những loại cây  có khả năng thích nghi cao mà thôi.( cây bao báp , xương rồng, cây thân lùn có rễ dài , cây có thời kì tăng trưởng ngắn.
                            + Động vật rất hiếm chí có một số loài bò sát và côn trùng.
                       - Dân cư thưa thớt , chỉ có một số rất ít sống trong các ốc đảo.
                       - Diện tích các hoang mạc có xu hướng mở rộng.

              20. Nêu những nguyên nhân của sự mở rộng của hoang mạc và nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình mở rộng hoang mạc trên thế giới .
      
                 Ranh giới của hoang mạc luôn thay đổi, diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng, mỗi năm 10 triệu hecta.
       Việc mở rộng hoang mạc có nhiều lý do :
            - Cát lấn : các trận gió đưa cát lấn ra xung quanh.
            - Sự biến đổi khí hậu toàn cầu do trái đất nóng lên.
            - Tác động của con người : đốn hạ cây xanh để xây dựng, làm củi đun,phá rừng, canh tác không hợp lý…
       Việc hạn chế sự mở rộng của hoang mạc đang đượccác nước hết sức quan tâm : trồng cây gây rừng để vừa chống cát bay vừa cải tạo khí hậu hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc hoá.

 
   21. Đặc điểm của môi trường đới lạnh.

a - Vị trí: từ hai vòng cực đến hai cực.
                        b -  Đặc điểm :
                            - Khí hậu :
                               + Vô cùng khắc nghiệt.
                               + Mùa đông rất dài , rất lạnh, có bão tuyết dữ dội, nhiệt độ trung bình dưới -10oC, có khi xuống -50oC.
                               + Mùa hạ dài 2-3 tháng, có nơi ngày dài đến 24 giờ, nhiệt độ có tăng nhưng không vượt quá 10oC.
                               + Lượng mưa trung bình năm thấp dưới 500mm/năm và churyeeus ở dạng tuyết.
                            - Mặt đất đóng băng suốt năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt đất .
                            - Ở Bắc và Nam cực mặt băng tạo thành khối lớn, vào mùa hạ khối băng vỡ ra  thành núi băng trôi về xích đạo.
                            - Thực vật có rêu, địa y, một số cây thấp , lùn, còi cọc.
                            - Động vật khá phong phú : gấu, cáo,tuần lộc,hải cẩu, cá voi, chim cánh cụt…những loài có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
              22. Đặc điểm của môi trường vùng núi.
                  

                   Có hai đặc điểm :
a.Môi trường vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn núi :
-Theo độ cao:
                                    + Càng lên cao nhiệt độ càng giảm ( lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC )đọ ẩm và khí áp giảm . Vì vậy khí hậu cũng thay đổi. Tuỳ theo vùng nhiệt hay ôn đới mà sự thay đổi theo độ cao cũng sẽ khác nhau.       
                                     + Sự thay đổi của khí hậu dẫn đến sự thay đổi về thực vật. Ở nhiệt đới, dưới 900m là rừng rậm, từ 900m đến 1600m là rừng cận nhiệt, từ 1600 đến 3000m là rừng hổn giao… từ 5500m trở lên là băng tuyết vĩnh cữu. Ở ôn đới cũng tương tự nhưng độ cao thấp hơn.
                                     + Sự thay đổi khí hậu, thực vật theo độ cao của vùng núi cũng giống như sự thay đổi theo độ vỹ.
                             - Theo hướng sườn núi:
                                      + Những sườn núi đón gió ẩm thường có mưa nhiều , cây cối tươi tốt hơn  những sườn núi đón gió lạnh hoặc khuất gió.
                                       + Ở ôn đới  những sườn núi đón ánh nắng có cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn sườn núi khuất nắng.
                            b. Môi trường vùng núi có độ dốc lớn  nên có một số thiên tai, khó khăn cho đời sống con người.



                      23. Phân biệt lục địa và châu lục.


       - Lục địa : Là khối đất liền rộng hàng triệu km2, có biển và đạidương bao quanh.
          - Châu lục là một bộ phận lảnh thổ rộng lớn gồm phần lục địa và các đảo chung quanh.
+ Một lục địa thì không có đảo, một châu lục có các đảo và quần đảo.
+ Một lục địa có thể gồm hai châu lục như lục địa Á – Âu gồm hai châu lục là châu Á và châu Âu, nhưng một châu lục có khi gồm cả hai luc địa như châu Mỹ gồm lục địa Bắc Mỹ và lục địa Nam Mỹ.
+ Sự phân chia lục địa thường mang ý nghĩa tự nhiên , sự phân chia châu lục lại mang ý nghĩa lịch sử,kinh tế, chính trị.


                       24. Cho biết cách phân loại các quốc gia trên thế giới.


                          Có nhiều cách phân loại các quốc gia trên thế giới.
 
               - Dựa trên các chỉ tiêu về thu nhập bình quânđầu người, tỉ lệ tử vong trẻ em, chỉ số phát triển con người ( HDI) , người ta  chia các nước làm hai nhóm:
                         
                   + Các nước phát triển : có thu nhập bình quân đầu người trên 20.000 USD/năm, có chỉ số HDI từ 0,7 đến gần bằng 1 và có tỉ lệ trẻ em tử vong  rất thấp.
                   + Các nước đang phát triển  có thu nhập bình quân đầu người dưới 20.000USD /năm, có tỉ lệ trẻ em tử vong còn khá caovà chỉ số HDI dưới  0,7.
    - Dựa vào cơ cấu kinh tế người ta chia các nhóm nước : nước nông nghiệp, nước công nghiệp.
                 - Có thể dựa vào thể chế chính trị để chia thành các nước tư bản chủ nghĩa, các nước xã hội chủ nghĩa…



                    25. Trình bày đặc điểm về vị trí địa lý của châu Phi, đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào đối với khí hậu?
 

                   - Châu Phi là một khối cao nguyên khổng lồ được bao quanh bởi biển và đại dương. Phía bắc là Địa Trung Hải , phía đông là Hồng Hải và Ấn Độ Dương, phía tây nam là Đaị Tây Dương.
                   - Phía đông bắc , Hồng Hải ngăn cách châu Phi vói châu Á, kênh Suez thông Địa Trung Hải với biển Đỏ.
                   - Phần lớn diên tích châu Phi nằm giũa hai bên chí tuyến, trải dài khoảng từ
36oB đến 36oN.
                   - Do lãnh thổ trải ra hai bên xích đạo nên châu Phi nằm trong đới khí hậu nóng. Phần lớn lãnh thỏ nằm giữa hai chí tuyến, lục địa lại có hình khối nên châu Phi  là một lục địa khô, phần lớn diện tích ở Bắc và Nam P là hoang mạc , trong đó hoang mạc Sahara  nằm ở Bắc Phi là hoang mạc rộng nhất thế giới.


                  26. Trình bày sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi.

                     Do lãnh thổ rộng lớn với nhiều kiểu khí hậu khác nhau nên châu Phi có nhiều kiểu môi trường tự nhiên.
                  - Vì đường xích đạo chia đôi châu Phi thành hai nửa bằng nhau nên các môi trường tự nhiên đối xứng nhau qua Xích đạo.
                          + Môi trường Xích đạo ẩm với thảm thực vật xanh quanh năm, gồm vùng bồn địa Công –gô  và miên duyên hải phía bắc  thuộc vịnh Guinea .
                         + Hai môi trường nhiệt đới, nằm từ ven Xích đạo đến vỹ tuyến 15oB và 20oN. Càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm. Thảm thực vật chính là rừng thưa và xa-van cây bụi, với giới động vật khá phong phú ( hổ, bao,hươu,nai,sư tử, ngựa vằn…)nhờ có nguồn thúc ăn phong phú.
                          + Hai môi trường hoang mạc , nằm ven chí tuyến. Phía bắc có hoang mạc Sahara rộng lớn, phía nam có hoang mac Calahari và hoang mạc Na-mib. Đây là khu vực có khí hậu khắc nghiệt nên giói sinh vật rất nghèo nàn.
                          + Hai môi trường địa trung hải năm ở vùng cực Bắc và  cực Nam . Mùa đông mát mẻ có mưa, mùa hè nóng và khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay5,831
  • Tháng hiện tại143,314
  • Tổng lượt truy cập6,999,618
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây