2. Không được dùng thêm bất kì thuốc thử nào hãy phân biệt các dung dịch loãng sau đựng trong các ống nghiệm riêng biệt bị mất nhãn: KOH, HCl, MgCl2. Câu II. (4,0 điểm). 1. Những khí thải như (CO2, SO2 ….) Trong quá trình sản xuất gang thép có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh? Dẫn ra một số phản ứng để giải thích. Thử nêu một số biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang thép. 2. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học cho những thí nghiệm sau:
Bỏ một mẫu Na vào dd HCl.
Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong.
Cho từ từ dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch AlCl3.
Rót dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm chứa đinh sắt.
e. Dẫn khí CO nung nóng qua ống nghiệm chứa bột CuO. Câu III. (5,0 điểm). Cho khí CO đi qua m (gam) hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO nung nóng. Sau một thời gian thu được 31,2 gam chất rắn Z và 11,2 lit hỗn hợp khí Y ở (ĐKTC). Biết Y có tỉ khối đối với hiđro là 18. Tính m. a. Cho toàn bộ lượng Z ở trên vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được 6,72 lít khí SO2( ĐKTC). Tính thành phần phần trăm về khối lương của mỗi oxit trong X. b. Hấp thụ toàn bộ lượng SO2 thu được ở trên vào 200 ml dung dịch NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Tính khối lượng kết tủa thu được khi kết thúc các phản ứng.