Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn văn 9 năm 2022

Thứ năm - 31/03/2022 04:02
Để thi học sinh giỏi tỉnh nghệ an năm 2022 môn văn 9
tải xuống (3)
tải xuống (3)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN
       
   
 
 
ĐỀ CHÍNH THỨC


      
 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2021 – 2022
 
 

Môn thi: NGỮ VĂN - BẢNG A
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. Nghị luận xã hội (8,0 điểm)
       Một con kiến muốn leo lên bức tường bằng sứ, nhưng mỗi lần leo đều thất bại rơi xuống đất. Tuy nhiên, nó vẫn cứ cố leo lên trên. Một người sau khi nhìn thấy cảnh đó liền nói: “Thật là một con kiến vĩ đại, thất bại rồi mà vẫn không chịu thỏa hiệp, tiếp tục hướng đến mục tiêu phía trước”. Một người khác nhìn thấy lại nói: “Thật là một con kiến đáng thương, thật là hồ đồ, giả dụ nó thay đổi phương thức khác, có lẽ nó đã nhanh chóng đạt đến mục đích rồi”.
       (Trích 88 câu danh ngôn - 88 cuộc đời - 88 bí quyết bạn cần biết, Hoàng Long biên soạn, NXB Văn hóa - Thông tin, 2010, tr.192)
       Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên?
Câu 2. Nghị luận văn học (12,0 điểm)
       Phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trước khoảnh khắc giao mùa trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.70).
        Từ đó, em hãy bàn về yêu cầu đối với yếu tố cảm xúc trong thơ ca.
- - - Hết - - -
Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh…………………………………Số báo danh………………………
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2021 – 2022
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi: NGỮ VĂN – BẢNG A
 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN

 
       
   
     
 




 
  1. YÊU CẦU CHUNG:
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp…
2. Đáp ứng yêu cầu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, tình cảm của người viết, cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể. Giám khảo cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm, chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ cho điểm từng câu, từng ý, trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các thang điểm cụ thể khác.
B.  YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1 Bày tỏ suy nghĩ về hai ý kiến 8,0
 
  1. Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận.
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,5
  1. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Hai sự lựa chọn, đồng thời là hai thái độ sống khác nhau trước một tình huống khó khăn của cuộc đời.
0,5
  1. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Thí sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề. Có thể triển khai theo hướng:
* Giải thích:
Câu chuyện đặt ra vấn đề về sự lựa chọn thái độ sống trước một tình huống khó khăn của cuộc đời. Hai ý kiến tưởng như đối lập nhưng lại đưa đến cho người đọc một nhận thức sâu sắc, một phương châm sống đúng đắn.
Hướng dẫn chấm:
- Giải thích rõ ràng, đầy đủ: 1,0 điểm
- Giải thích chung chung, chưa rõ ràng: 0,5 điểm
- Chưa giải thích hoặc giải thích không đúng: không cho điểm
* Bàn luận:
  Học sinh có thể đưa ra những kiến giải riêng, miễn là hợp lý.
- Ý kiến của người thứ nhất:
+ Ca ngợi con kiến là ca ngợi ý chí, tinh thần kiên trì, không bỏ cuộc dù phải đối diện với khó khăn, thử thách.
+ Trên con đường đi đến thành công, con người có thể gặp nhiều khó khăn, thử thách; nếu vội vàng bỏ cuộc thì sẽ không thể đến đích được.
+ Việc không chịu bỏ cuộc giúp họ tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề để đi đến thành công.
+ Không chấp nhận từ bỏ giúp họ hình thành một tính cách mạnh mẽ, quyết đoán và ngày một trưởng thành sau mỗi lần thử thách.
+ Kiên trì đi theo con đường bản thân lựa chọn, cuối cùng con người cũng sẽ đạt được mục đích; tuy nhiên, nhiều khi phải trả giá quá đắt. Vì vậy, cần linh hoạt lựa chọn cách đi nào để có thể đến đích nhanh hơn.
- Ý kiến của người thứ hai:
+ Thương hại, phê phán con kiến là phê phán sự cố chấp, bảo thủ, thiếu linh hoạt trong cuộc sống.
+ Biết chấp nhận sự thay đổi là phẩm chất của người biết “tùy cơ ứng biến”, biết tuân thủ quy luật cuộc sống.
+ Linh hoạt thay đổi, lựa chọn con đường mới sẽ có nhiều cơ hội thành công.
+ Tuy nhiên, chưa thử sức, cố gắng đã sớm từ bỏ, tìm con đường khác thì khó đạt được thành công.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng: 3,0 – 4,0 điểm.
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu: 2,0 – 3,0 điểm.
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp: 1,0 – 2,0 điểm.
Khuyến khích những kiến giải riêng của thí sinh.
* Bài học:
- Có nhiều con đường đi đến thành công. Thành công hay không phụ thuộc ở sự lựa chọn đối với mỗi con đường.
- Mỗi người cần biết lựa chọn con đường phù hợp với hoàn cảnh, năng lực của mình.
Hướng dẫn chấm:
- Nêu đầy đủ bài học: 1,0 điểm
- Nêu chung chung hoặc chưa đầy đủ: 0,5 điểm
- Không nêu được bài học: không cho điểm





1,0









4,0






































1,0
  1. Chính tả ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,5
e. Sáng tạo
 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn; lời văn có giọng điệu, hình ảnh.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
Câu 2 Phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trước khoảnh khắc giao mùa trong bài thơ Sang thu, bàn về yêu cầu đối với yếu tố cảm xúc trong thơ ca. 12.0
 
  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,5
  1. Xác định đúng vấn đề nghị luận
- Cảm xúc của nhân vật trữ tình trước khoảnh khắc giao mùa.
- Yêu cầu đối với yếu tố cảm xúc trong thơ ca.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.


0.5
  1. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
 
* Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh, bài thơ “Sang thu”, cảm xúc của nhà thơ trước khoảnh khắc giao mùa. 0.5
* Phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trước khoảnh khắc giao mùa
- Ngỡ ngàng, bâng khuâng trước những tín hiệu đầu tiên của mùa thu trong không gian vườn ngõ.
- Lưu luyến, bịn rịn trước khoảnh khắc thu sang trong không gian cao rộng.
- Trầm ngâm suy ngẫm trước khoảnh khắc thu sang của cuộc đời.
- Dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình trước khoảnh khắc giao mùa thể hiện qua thể thơ 5 chữ, hình ảnh thơ phong phú, ngôn ngữ thơ đa nghĩa, các biện pháp tu từ được vận dụng linh hoạt…
* Đánh giá
- Bằng những hình thức nghệ thuật đặc sắc, bài thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước khoảnh khắc giao mùa; sự trân trọng, nâng giữ hạnh phúc đời thường của người lính vừa bước qua chiến tranh. Qua đó, cho thấy tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước của nhà thơ Hữu Thỉnh.
- Bài thơ góp phần thể hiện tài năng nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh.
 Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày đầy đủ, sâu sắc: 5.0 - 6.0 điểm.
- Học sinh trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 3.0 - 4.0 điểm.
- Học sinh trình bày chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 2.0 điểm.
- Học sinh trình bày sơ lược, không rõ các biểu hiện: 1.0 điểm




6.0
 
* Bàn về yêu cầu đối với yếu tố cảm xúc trong thơ ca
- Yêu cầu đối với yếu tố cảm xúc trong thơ ca:
+ Cảm xúc phải chân thật, mãnh liệt, xuất phát từ những trải nghiệm phong phú, sâu sắc của nhà thơ trước hiện thực đời sống.
+ Cảm xúc phải đẹp, cao thượng, thấm nhuần bản chất nhân văn.
+ Cảm xúc phải gắn với tình cảm của nhân dân, nhân loại thì mới có sức vang động trong tâm hồn người.
+ Cảm xúc phải được thể hiện bằng những hình thức nghệ thuật phù hợp, độc đáo.
- Bàn luận:
+ Đặt ra yêu cầu đối với nhà thơ.
+ Định hướng bạn đọc tiếp nhận tác phẩm thơ theo đặc trưng thể loại.
 Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2.0 - 3.0 điểm.
- Học sinh trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1.0 - 2.0 điểm.
- Học sinh không trình bày: không cho điểm



3.0

 



 
 
  1. Chính tả ngữ pháp
  Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
  Hướng dẫn chấm:
 Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5
  d, Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
 Hướng dẫn chấm: Học sinh biết liên hệ với các tác phẩm khác để làm nổi bật vấn  đề cần nghị luận; vận dụng kiến thức lý luận văn học để bàn sâu vấn đề; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc…
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 1.0 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0.5 điểm.

1.0
       


 

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập216
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại113,893
  • Tổng lượt truy cập8,430,671
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây