PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

Thứ sáu - 04/08/2023 21:07
1. Khái niệm
- Quá trình biến đổi chất này thành chất khác được gọi là phản ứng hóa học.
- Chất ban đầu bị biến đổi gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia, chất đầu), chất mới tạo thành gọi là sản phẩm.
- Phương trình chữ: Tên các chất phản ứng Tên các chất sản phẩm
tải xuống (3)
tải xuống (3)
I. Biến đổi vật lý và biến đổi hoá học
  Biến đổi vật lí Biến đổi hóa học
Khái niệm Là hiện tượng chất biến đổi về trạng thái, hình dạng, kích thước, … nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. - Là hiện tượng chất biến đổi có tạo thành chất mới.
Giống Đều có sự biến đổi
Khác Không tạo thành chất mới Có tạo thành chất mới
Ví dụ - Nước nóng chảy, bay hơi.
- Hòa tan đường vào nước, ….
- Nến cháy, gas cháy, …
- Thức ăn bị ôi thiu, …
II. Phản ứng hóa học



  1. 1: Khi đốt nến, một phần nến chảy lỏng, một phần nến bị cháy. Cây nến ngắn dần. Vậy phần nến nào đã bị biến đổi thành chất mới?
Hướng dẫn: : Phần nến bị cháy đã bị biến đổi thành chất mới. Cụ thể nến cháy sinh ra carbon dioxide và nước.
 
  1. 2: a, Xác định các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm mô tả trong Hình 2.1.
b, Ở quá trình ngược lại, hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng, nước lỏng đông đặc thành nước đá. Vậy trong quá trình chuyển thể, nước có biến đổi thành chất khác không?

Hướng dẫn: :
a. Học sinh thực hiện thí nghiệm và xác định các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm mô tả trong Hình 2.1.
Kết quả tham khảo:
Bước a b c
Nhiệt độ oC oC 100 oC

b. Trong quá trình chuyển thể, nước chỉ bị thay đổi trạng thái, không bị biến đổi thành chất khác.
 
  1. 3: Thí nghiệm về biến đổi hoá học
1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, hỗn hợp thu được có bị nam châm hút không?
2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội có bị nam châm hút không?
3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích.
4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích.
Hướng dẫn: :
1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1) thấy nam châm hút, suy ra hỗn hợp thu được có bị nam châm hút.
2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội không bị nam châm hút.
3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh không có chất mới tạo thành, do đây chỉ là sự trộn vật lí, không có sự thay đổi về chất và lượng, sắt trong hỗn hợp vẫn bị nam châm hút.
4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành. Do đã có phản ứng hoá học xảy ra, sinh ra chất mới không bị nam châm hút.
 
  1. 4: Lấy một số ví dụ trong đời sống về các quá trình xảy ra sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.
Hướng dẫn: :
- Một số quá trình xảy ra sự biến đổi vật lí:
+ Nước lỏng để một thời gian trong ngăn đông tủ lạnh hoá rắn.
+ Hoà tan muối ăn vào nước.
+ Hoà tan đường ăn vào nước.
- Một số quá trình xảy ra sự biến đổi hoá học:
+ Đốt cháy than để đun nấu.
+ Tượng đá bị hư hại do mưa acid.
+ Dây xích xe đạp bị gỉ.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập228
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại114,214
  • Tổng lượt truy cập8,430,992
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây