CHÂU Á THẾ KỶ XVIII ĐẦU THẾ KỶ XX ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC

Thứ tư - 28/10/2020 11:39
- Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Xipay? Và ý nghĩa?
tải xuống (3)
tải xuống (3)
1. Ấn Độ
- Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Xipay? Và ý nghĩa?







- Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ là Đảng của ai? Đường lối của Đảng Quốc Đại là gì?





- “Hãy trả lại mỗi năm tù của Tilac bằng một ngày bãi công” là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa nào? Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa trên?

- Hậu quả chính sách thống trị của nhân dân Anh.
- Nhân dân bất bình, binh lính phẫn nộ.
- Cuộc khởi nghĩa Xipay phản ánh tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân GPDT, đứng đầu là phái cấp tiến do Đảng Quốc Đại lãnh đạo.

- Đảng Quốc Đại là Đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ.
- Đường lối của Đảng Quốc Đại là ôn hòa chống lại mọi hình thức đấu tranh bạo lực muốn dựa vào Anh để đem lại tiến bộ văn minh cho Ấn Độ.

- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Bombayà phản ánh  tinh thần đấu tranh quyết liệt của nhân dân Ấn Độ.
          2. Trung Quốc    
- Chiến tranh thuốc phiện là gì?
- Nhận xét bức tranh “Cái bánh ngọt Trung Quốc”?
- Phong trào Thái Bình Thiên Quốc và đặc điểm của nó?
- Phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu XX?
- Em hiểu gì Trung Quốc Đồng minh hội và Cách mạng Tân Hợi?

- Trung Quốc là 1 thị trường rộng lớn tài nguyên phong phú, rất hấp dẫn các nước tư bản phương Tây nhưng do chính sách đóng cửa của triều đình Mãn Thanh làm cho các nước phương Tây không thể buôn bán với Trung Quốc.
- Bằng con đường buôn lậu thuốc phiện vào Trung Quốc của người Anh đã làm cho nền KTXH Trung Quốc điêu đứng.
- Lâm Tắc Từ ra lệnh tịch thu và hủy toàn bộ thuốc phiện làm cho người Anh căm tức. Vin vào cớ bị thiệt hại Anh gây chiến tranh với Trung Quốcà thực chất đây là cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích cướp đoạt và nô dịch Trung Quốc.
- Trung Quốc là thị trường béo bở và hấp dẫn như một chiếc bánh ngọt khổng lồ nhưng không một đế quốc nào có thể nuốt trôi được vì vậy cái bánh phải chia làm 6 phần và mỗi tên đế quốc nắm trong tay 1 cái nỉa nhằm xâu xé chiếc bánh Trung Quốc.
- Phong trào Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo (1814- 1864).
- Đây là một cuộc khởi nghĩa nhân dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.
- Cuộc Duy Tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn, Cách mạng Tân Hợi, nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa Tân Hợi.
- Trung Quốc Đồng minh hội do Tôn Trung Sơn thành lập 8/1905.
- Học thuyết của Tôn Trung Sơn là chủ nghĩa tam dân “Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc”.
- Cương lĩnh của Trung Quốc Đồng minh Hội: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc thực hiện bình đẳng về ruộng đất”.
- Trung Quốc Đồng minh Hội là 1 chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc.
- Nguyên nhân:
+ Mở đầu là cuộc đấu tranh chống lệnh “Quốc hữu hóa” đường xe lửa của chính quyền Mãn Thanh giai cấp tư sản phát động phong trào giữ đường được nhân dân ủng hộ đông đảo.
+ Ngày 10/10/1911 Đồng minh phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương phong trào lan rộng khắp các tỉnh miền Nam, miền Trung, miền Bắc.
- 29/12/1911, chính phủ thành lập Tôn Trung Sơn làm tổng thống.
- 2/1912, Viên Thế Khải buộc vua Phổ Nghi thoái vị nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ. Tôn Trung Sơn từ chức Viên Thế Khải lên làm tổng thống.
- Bài tập về nhà.
          3. Các nước Đông Nam Á.
 
-Tại sao các nước đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của TB phương Tây?




- Tình hình các nước  ĐNÁ cuối TK XIX như thế nào?






- Từ những hiểu biết về các nước ĐNÁ hãy rút ra nhận xét chungcủa  các nước trên?

- ĐNÁ có thị trường rộng lớn, nguyên liệu dồi dào, nhân lực rẻ mạt. Chế độ phong kiến đang trên đường suy yếu. Vì vậy trở thành đối tượng xâm lược của TB phương Tây.

- Cuối TK XIX ĐNÁ đều bị các nước đế quốc xâm lược trừ Thái Lan.
- Các nước ĐQ đều thi hành chính sách cai trị hà khắc, bóc lột một cách tàn bạo.
- ND ĐNÁ nổi dậy đấu tranh giành ĐLDT mạnh mẽ quyết liệt như In đô xi a, Phi líp pin, Căm pu chia, Lào…song cuôí cùng đều thất bại.

- Cuối TKXIX ĐNÁ đều bị xâm lược trừ Thái Lan
- Các nước ĐQ đều thi hành chính sách cai trị hà khắc, bóc lột một cách tàn bạo.
Nhân dân ĐNÁ nổi đạy đấu tranh khắp mọi nơi.
- Phong trào GPDT cuối TKXIX đầu TKXX đều thất bại song tinh thần đấu tranh vẫn tiếp tục duy trì và phát triển.
          4. Nhật Bản giữa TKXIX đầu TKXX
 
- Cuối TKXIX Nhật Bản có những yếu tố gì giống các nước ĐNÁ?



- Tại sao Nhật Bản tiến hành duy tân đất nước?









- Cách mạng TS Nhật khác các cuộc CMTS các nước Tây Âu ?






- Yếu tố nào thúc đẩy Nhật Bản chuyển sang CNĐQ?










- Khi Nhật Bản chuyển sang CNĐQ thái độ nhân dân Nhật Bản ?












- Nhận xét phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản?

- Chế độ phong kiến đang trên đường suy yếu, thực  hiện  chính  sách  “bế quan tỏa cảng” chống lại sự  xâm nhập của phương Tây

- Nếu tiếp tục duy trì chế độ phong kiến thì sẽ cùng chung số phận như các nước ĐNÁ. Vì vậy Nhật Bản phải tiến hành duy tân đất nước.
- Cuộc duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng TS vì nó đã xóa bỏ chế độ phong kiến, đưa giai cấp TS lên nắm chính quyền. Mặt khác cải cách duy tân là một cuộc cách mạng toàn diệngồm chính trị, kinh tế, xã hội và quân sự.


- Không tiến hành bằng bạo lực mà liên minh với TS và quí tộc đã tư sản hóa để làm cách mạng từ trên xuống nhưCMTS Đức nhưng không đổ máu hoặc như cải cách nông nô của Nga nhưng tích  cực và tiến bộ hơn.

- Nhờ tiền bồi thường chiến tranh của các nước (Trung quốc, Triều Tiên ); nhờ của cải cướp được trong các cuộc chiến tranh xâm lược.
- Do sự phát triển công nghiệp và tập trung trong sản xuất trong công nghiệp, thương nghiêp, ngân hàng, tài chính nhiều công ty độc quyền ra đời chi phối đến đời sống kinh tế, chính trị của cả nước thúc đẩy chính phủ Nhật tiến hành chiến tranh xâm lược các nước.

- CNTB Nhật Bản phát triểnà Nhân dân NB càng bị bóc lột nặng nề mâu thẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp, diễn ra gay gắtà Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi tăng lương, cải thiện đời sống của công nhân diễn ra mạnh mẽ.
- Năm 1901 Đảng XHDC Nhật Bản được thành lập dưới sự lãnh đạo của Ca- tai- a-ma-xen. Sau cách mạng Nga 1905-1907 phong trào đấu tranh càng mạnh mẽ hơn. Năm 1907có 57 cuộc bãi công, năm 1912 có 46 cuộc bãi công, năm 1917 tăng lên 398 cuộc đấu tranh.

- Thảo luận

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay10,991
  • Tháng hiện tại147,206
  • Tổng lượt truy cập8,250,411
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây