ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 8 HỌC KÌ II

Thứ bảy - 01/05/2021 20:51
1/ Thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào?
*Nguyên nhân sâu sa: nhu cầu mở rộng thị trường, thuộc địa. Bản chất tham lam, tàn bạo của chủ nghĩa thực dân
*Nguyên trực tiếp: các chính sách thủ cựu và sự yếu đuôí bạc nhược của triều đình Huế
tải xuống (3)
tải xuống (3)
2 / Tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân ta được thể hiện như thế nào?
        Nhân dân ta kiên quyết chống Pháp với tinh thần yêu nước, bất khuất, nhân dân ta đã làm cho thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn. Từ sau khi triều đình Huế kí hiệp ước 1862, cuộc kháng chiến  của nhân dân ta phần nào đã bao hàm cả 2 nhiệm vụ:chống thực dân xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.
3/ Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?
    Ngày 5/6/1862 triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:
         -thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền đông nam kì(GĐ, ĐT, BH), đảo Côn lôn
         -Mở 3 cửa biển (ĐN, BL, QY)cho Pháp vào buôn bán
         -Cho phép ngưới Pháp và người TBN tự do truyền đạo Gia tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây ->
         -Bồi thường cho Pháp 1 khoảng chiến phí tương 280vạn lạng bạc
         -Pháp sẽ trả lại thành VLcho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân đân ta ngừng kháng  chiến chống lại thực dân Pháp
4/ Vì sao triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp ước 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
  H/ước1874 là sự tính toán thiếu cẩn thận của Triều đình Huế,xuất phát từ ý thức bảo vệ của giai cấp và dòng họ, triều đình Huế đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Chủ quyền dân tộc bị xâm phạm nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo.
  So vơi H/ước 1862, H/ước 1874 ta mất thêm 3 tỉnh Nam kì, mất thêm1 phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của VN
5/Nội dung cơ bản của H/ước Hác măng(1883)?
 + Bắc Kì và Trung Kì phải đặc dưới sự bảo hộ của Pháp ; cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung kì, Nam Kì thuộc về Pháp
  +Triều đình cai quản Trung Kì nhưng phải thông qua Khâm sứ Pháp ở Huế, Thanh –Nghệ  -Tỉnh sát nhập vào Bắc Kì.
  +Công sứ Pháp ở Bắc Kì kiểm soát mọi công việc của quan lại  triều đình,nứm quyền trị an và nội vụ.
  +Mọi việc giao thiệp với nước ngoài của triều đình Huế do Pháp nắm, kể cả giao thiệp với Trung Quốc
6/ H/ước Pa-tơ-nốt 1884 khác với H/ước Hác –măng ở điểm gì? Âm mưu xảo quyệt của Pháp thể hiện như thế nào?
 +H/ước 1884 cónội dung cơ bản giống với nội dung H/ước1883, chỉ sửa đổi ranh giới khu vực trung Kì 
 +Âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp là vừa đánh, vừa tìm cách mua chuộc, xoa dịu, lấy lòng vua quan phong kiến triều Nguyễn
7/Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển như thế nào?
  Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm nghi,Tôn Thất Thuyết ra”Chiếu Cần vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đo, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lến sôi nổi. Nhân dân các địa phương và dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt-Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào.
8/Điểm khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và cuộc khởi nghĩa Ba Đình là gì?
   +Khởi nghĩa Bãi Sậy dựa vào địa thế thuận lợi, nghĩa quân sử dụng lối đánh du kích 
kích độc đáo, lợi hại phân tán trong nhân dân thành nhóm nhỏ, khi ẩn, khi hiện, chủ động phục kích giặc trên đường đi hoặc tập các đồn lẻ…
  +Việc xây dựng căn cứt hiện sự sáng tạo của nghĩa quân, cho nên khởi nghĩa tồn tại lâu hơn k/ng Ba Đình.
  +Căn cứ Bãi Sậy không có thành lũy, công sự như căn cứ Ba Đình. Quân k/ng Bãi Sậy không thể cố thủ như Ba Đình, địa bàn hoạt động mở rộng ra các  tỉnh Bắc Ninh , Hải Dương, Hải Phòng , Thái Bình.
 9/Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc k/ng điển hình nhất trong phong trào Cần vương vì?
  +K/ng có qui mô lớn, địa bàn rộng.
  +L/đạo cuộc k/ng là văn thân các tỉnh Thanh-Nghệ-Tỉnh.
  + Thời gian tồn tại 10 năm
  +Tính chất ác liệt (chiến đấu gay go) chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn.
  +Tổ chức chặc chẽ,chỉ huy thống nhất.
  +Tự chế tạo được vũ khí(súng trường theo mẫu súng của Pháp)
10) Em có nhận  xét gì về sự  khác  biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thêso với cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?
  -Đây là cuộc k/ ng lớn nhất có thời gian dài nhất gần 30 năm, quyết liệt nhất, ảnh hưởng sâu rộng nhất.
  -Không chịu sự chi phối của tư tưởng” Cần vương”
  -Là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng
  -Nghĩa quân chiến đấu ác liệt-> Pháp giảng hòa
  -Nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
11) Nhận xét về phong trào khởi nghĩa của đồng bào miền núi về qui mô, người lãnh đạo, nguyên nhân thất bại, đặc điểm chung:
-Quy mô: rộng lớn khắp miền núi cả nước: Tây ắc, Đông Bắc, miền trung, Tây Nguyên, Nam Kì
-Lãnh đạo: các thủ lĩnh địa phương , tù trưởng miền núi.
-Nguyên nhân thất bại:
   +Nổ ra lẻ tẻ thiếu sự thống nhất, mang tính địa phương, tồn tại trong thời gian  ngắn
   + Bị thực dân Pháp dùng nhiều  thủ đoạn đàn áp quan sự, mua chuộc, dụ dỗ
-Đặc điểm chung: 
   +Các cuộc khởi nghĩa tự phát không có  mối quan hệ trực tiếp với các cuộc khởi nghĩa Cần Vương, không bị chi phối bởi tư tưởng trung quân.
   + Nó thường xuất phát từ quyền lợi của một bộ phận dân cư và mang tính địa phương chủ nghĩa.
12/  Các đề nghị cải cách ở VN cuối thế kỉ XIX?
    1868: Trần Đình Túc Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền -> xin mở cửa biển Trà Lí(Nam Định); đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
   1872: Viện Thượng Bạc -> xin mở 3 cửa biển ở miền Trung và miền Bắc để thông thương với bên ngoài
   1863-1871: Nguyễn Trường Tộ -> đưa 30 bản điều trần: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục
  1877-1882: Nguyễn Lộ Trạch -> Chấn hưng dân trí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
 13) Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?
-Vì triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn thay đổi hiện trạng đất nước tuy bất lực trước những khó khăn của đất nước nhưng họ vẫn từ chối cải cách, gây trở ngại cho việc phát triển những nhân tố của xã hội-> đất nước luẩn quẩn trong vòng lạc hậu của chế độ phong kiến đương thời.
14) Nêu những chính kinh tế văn hóa, giáo dục mà Pháp đã thi hành ở Việt nam đầu thế kỉ thư XX? Ảnh hưởng của các chính sách đó đến kinh tế văn hóa nước ta (tích cực và tiêu cực)
-Kinh tế: về nông nghiệp tước đoạt ruộng đất của nông dân; công nghiệp khai thác mỏ để xuất khẩu, thương nghiệp độc chiếm thị trường; giao thông vận tải có phát triển; tài chính tăng thuế.
-Văn hóa giáo dục: duy trì nền giáo dục phong kiến, mở một số trường học và cơ sở y tế văn hóa
*Ảnh hưởng:
   +Kinh tế VN: là nền sản xuất nhỏ lạc hậu, phụ thuộc
   + Văn hóa giáo dục: đưa nền văn hóa phương tây vào VN tạo ra tầng lớp thượng lưu trí thức mới phục vụ cho công tác bóc lột của Pháp, còn nhân dân ta vẫn bị kềm hãm  trong vòng ngu dốt lạc hậu
15) thống kê tình hình các gia cấp tầng lớp trong xã hội VN cuối thế kỉ XIX đầu thế  kỉ XX
 
Giai cấp tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ đối với độc lập dan tộc
Địa chủ phong kiến Chiếm đoạt ruộng đất  bóc lột địa tô Mất hét ý thức dân tộc, làm tay sai cho đế quốc, một số địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước
Nông dân Làm ruộng Căm thù đế quốc, phong kiến, sẵn sàng vùng lên vì độc lập, ấm no
Tiểu tư sản Kinh doanh công thương nghiệp Thỏa hiệp với đế quốc. Một bộ phận ý thức dân tộc
Tiểu tư sản Làm công  ăn lương, buôn bán nhỏ Sống bấp bênh, một bộ phận có tinh thần yêu nước, chống đế quốc.
Công  nhân Bản sắc lao động làm thuê Kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ chế độ người bóc lột người
16) Điểm mới của  xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX
- Ảnh hưởng từ bên ngoài tác động vào VN (tư tưởng dân chủ tư sản Châu âu, tư  tưởng muốn noi gương Nhật Bản).
-Các trí thức Nho học muốn đi theo con đường dân chủ tư sản
17) Lập bảng thóng kê các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? Điểm giống nhau của các phong trào
 
 Các phong trào            Mục đích           Hình thức và nội dung hoạt động
Đông Du (1905) Đào tạo nhân tài cho dất nước, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang -Đưa học sinh sang Nhật du học
-Viết sách báo tuyên truyền yêu nước
Đông Kinh Nghĩa  Thục (1907) Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài -Mở trường học
-Diễn thuyết, bình văn, sách báo.
-Cuộc vận động Duy tân,
-Phong trào chống thuế ở trung  kì (1908)
-Nâng cao dân trí.
-Đáu tranh chống sưu cao thuế nặng
-Diễn thuyết đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới.
-Khuyến khích kinh doanh công  thương nghiệp
Điểm giống: Đều có phong yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản  do các sĩ phu yêu nước đề xướng, lãnh đạo.
Điểm khác:Hình thức đấu tranh:
-Đông du: Bạo động chống Pháp.
-Duy tân: Ôn hòa
-Đông Kinh nghĩa thục: Mở các nhà trường, nâng cao dân trí, đào tạo nhn tài
 18/ Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yeu nước chống Pháp trước đó?
TL:Các nhà yêu nước chóng Pháp là các sĩ phu phong kiến. Mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập  lại chế độ phong kiến hoặc là các sĩ phu tân học trẻ tuổi đi theo con đường dân chủ tư sản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hòa.
Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây để tìm hiểu vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ “Tự do-Bình đẳng -Bác ái”; xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay5,061
  • Tháng hiện tại207,587
  • Tổng lượt truy cập8,310,792
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây