Ngắm hoa Em ngắm bông hoa Tím tươi bỡ ngỡ Cánh hoa mới nở Màu tím rung rinh Màu đẹp hơn tranh Càng nhìn càng thắm Như màu của nắng Như màu của mưa Dịu dàng, non tơ… Yêu hoa đẹp thế |
Em đừng quên rễ Sần sùi xòe ra Như tay lắm đốt Bám vào sỏi cát Bám vào nắng rát Bám vào mưa dầm Làm lụng âm thầm Cần cù dưới đất Chẳng nhìn thấy đâu Chính chùm rễ ấy Làm nên sắc màu… |
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
1 | Đọc hiểu | 10 điểm |
a | Văn bản trên thuộc thể loại: thơ (thơ 4 chữ) Trả lời như đáp án: 2 điểm (chỉ cần trả lời thơ là được) |
2,0 |
b | Trong đoạn thơ, các chữ hiệp vần với nhau: - Chữ cát vần với chữ rát - Chữ dầm vần với chữ thầm Trả lời đủ như đáp án: 2 điểm Trả lời được 1 ý: 1 điểm |
2,0 |
c | - Học sinh trả lời được một biện pháp tu từ đặc sắc: so sánh (có điệp ngữ nhưng không đặc sắc) - Tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp màu sắc của bông hoa: rực rỡ, lung linh, kì diệu Trả lời như đáp án: 2 điểm Trả lời được 1 ý: 1 điểm Trả lời biện pháp điệp ngữ và tác dụng điệp ngữ, tùy thuộc vào mức độ: từ 0,5 – 1 điểm |
2,0 |
d | - Học sinh xác định được những hình ảnh thể hiện chùm rễ: Sần sùi xòe ra/ Như tay lắm đốt/ Bám vào sỏi cát/ Bám vào nắng rát/ Bám vào mưa dầm/Làm lụng âm thầm/ Cần cù dưới đất.. - Nêu cảm nhận về chùm rễ: + Khác hẳn vẻ đẹp lộng lẫy của bông hoa, chùm rễ sần sùi, khuất lấp + Chùm rễ cực nhọc hút dinh dưỡng nuôi cây, nuôi hoa, một cách âm thầm đầy hi sinh + Bày tỏ niềm xúc động, trân trọng, yêu thương dành cho chùm rễ cây Trả lời như đáp án: 2 điểm Trả lời đúng nhưng chung chung, chưa cụ thể: 1 – 1,5 điểm Chỉ nêu ra được hình ảnh mà chưa cảm nhận: 0,5 – 0,75 điểm |
2,0 |
e | Học sinh thể hiện được khả năng đọc hiểu của mình khi hiểu được ý nghĩa cuối cùng của bài thơ Bài thơ gợi nhắc ta suy ngẫm về những hi sinh cực nhọc của những người đã nuôi dưỡng, dạy bảo, cho ta trở nên xinh đẹp, trưởng thành. Gợi nhắc về lòng biết ơn… Trả lời thuyết phục, hợp lý: 2 điểm Có ý, nhưng còn chung chung: 1 điểm Lạc đề: 0 điểm |
2,0 |
2 | Viết bài văn tự sự: dạng bài kể lại một trải nghiệm | 10 điểm |
Viết bài văn kể lại kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình | ||
a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự kể một trải nghiệm: Mở bài nêu được kỉ niệm; Thân bài kể được kỉ niệm; Kết bài: cảm xúc và ý nghĩa đọng lại |
1,0 | |
b. Xác định đúng yêu cầu: Ngôi kể thứ nhất: thông nhất xưng hô cho ngôi kể trong toàn bài Tập trung vào kể diễn biến sự việc |
1,0 | |
c. Triển khai bài viết Thí sinh có thể sáng tạo cách kể văn bản tự sự, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác tự sự (nhân vật, sự việc, chi tiết), kết hợp nhuần nhuyễn khéo léo với các yếu tố miêu tả, bộc lộ cảm xúc để bài kể hấp dẫn, sinh động Sau đây là một số gợi ý: |
||
- Giới thiệu được kỉ niệm: + Thời gian + Không gian + Cảm xúc, tình cảm khi nhớ lại kỉ niệm ấy Hướng dẫn chấm: + Giới thiệu đầy đủ, hấp dẫn: 1,0 điểm + Giới thiệu chưa rõ: 0,5 điểm + Chưa giới thiệu được: 0 điểm |
1,0 | |
- Tập trung kể lại kỉ niệm: + Giới thiệu bối cảnh làm cơ sở nảy sinh sự việc + Diễn biến sự việc chính: sự việc nảy sinh – phát triển – cao trào + Kết thúc sự việc Hướng dẫn chấm: + Kể được chuỗi sự việc mạch lạc, tập trung, hấp dẫn: 3,0 – 4,0 điểm + Có cốt truyện mạch lạc, chưa thật hấp dẫn: 2,0 – 3,0 điểm + Có sự việc nhưng không tập trung kể chuyện, lan man: 1,0 – 2,0 điểm + Sa vào biểu cảm, miêu tả: 0 – 0,75 điểm |
4,0 | |
- Kết bài: + Ý nghĩa của kỉ niệm + Những ấn tượng, tình cảm, cảm xúc của mình về kỉ niệm, về người thân đã cùng mình trải qua kỉ niệm ấy + Bài học rút ra Hướng dẫn chấm: + Kết bài đủ ý, xúc động: 1,0 điểm + Kết bài sơ sài: 0,5 điểm |
1,0 | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Bài sai quá nhiều lỗi chính ta thì không cho điểm chính tả |
1,0 | |
e. Sáng tạo: Thể hiện một lối kể tự nhiên, bộc lộ được cảm xúc suy nghĩ sâu sắc, tự nhiên Hướng dẫn chấm: + Thể hiện như đáp án: 1,0 + Thể hiện một ý trong đáp án: 0,5 |
1,0 | |
Tổng điểm | 20,0 |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn