ÔN TẬP GIỮA KỲ 1 MÔN NGỮ VĂN 6

Thứ năm - 31/03/2022 05:20
A. Phần văn bản
1. Thể loại
a. Truyện và truyện đồng thoại
tải xuống (3)
tải xuống (3)
- Khái niệm:
   + Truyện: là loại tác phẩm văn học kể lại 1 câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự kiện.
   + Truyện đồng thoại là truyện viết ra cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc điểm của con người.
- Cốt truyện: là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
- Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Gồm có hai kiểu người kể chuyện thường gặp:
+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất: xưng “tôi”, trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm
+ Người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình): không tham gia và câu chuyện, nhưng có khả năng biết hết mọi chuyện.
- Lời người kể chuyện: thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.
- Lời nhân vật: là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.
b. Thơ
Một số đặc điểm của thơ:
- Được sáng tác theo tể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng mỗi dòng, số dòng thơ trong mỗi bài. Ví dụ:
+ Thơ lục bát: gồm các cặp thơ gồm 1 câu lục (6 tiếng) và 1 câu bát (8 tiếng)
+ Thơ thất ngôn bát cú: gồm 8 dòng thơ, mỗi dòng có 7 tiếng
+ Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 dòng thơ, mỗi dòng có 7 tiếng
+ Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: gồm 4 dòng thơ, mỗi dòng có 5 tiếng
- Ngôn ngữ: cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ…)
- Nội dung: chủ yếu là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống
- Các yếu tố trong thơ:
+ Yếu tố tự sự (kể lại 1 sự việc, câu chuyện)
+ Yếu tố miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng)
" Cả 2 yếu tố này chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tinh cảm, cảm xúc
c. Miêu tả nhân vật trong truyện kể
- Ngoại hình: dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, gồm thân hình gương mặt, ánh mắt, làm da, mái tóc, trang phục…
- Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh
- Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại
- Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật
2. Văn bản
- Yêu cầu: tóm tắt, chỉ ra nội dung chính, nghệ thuật,  nhân vật chính, người kể chuyện, đặc điểm của nhân vật, tác giả, xuất xứ, ý nghĩa của từng văn bản đã học
- Các văn bản đã học:
+ Truyện: Bài học đường đời đầu tiên, Nếu cậu muốn có một người bạn, Bức tranh của em gái tôi, Cô bé bán diêm, Gió lạnh đầu mùa, Con chào mào.
+ Thơ:  Bắt nạt, Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng,
Bài 1 .Tôi và các bạn
STT Tên văn bản, tác giả Thể loại PTBĐ Nội dung-Ý nghĩa Nghệ thuật
1 Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) Truyện đồng thoại Tự sự Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết  của Dế Choắt.
- Bài học về lối sống thân ái, chan hòa; yêu thương giúp đỡ bạn bè; cách ứng xử lễ độ, khiêm nhường; sự tự chủ; ăn năn hối lỗi trước cử chỉ sai lầm...
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.
- Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ, miêu tả loài vật chính xác, sinh động
- Lựa chọn  ngôi kể, lời văn giàu hình  ảnh, cảm xúc.
2 Bắt nạt (Nguyễn Hoàng Thế Linh) Thơ năm chữ (ngũ ngôn) Biểu cảm - Bài thơ nói về hiện tượng bắt nạt – một thói xấu cần phê bình và loại bỏ. Qua đó, mỗi người cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc. - Thể thơ 5 chữ.
- Giọng điệu: hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện.
Bài 2. Gõ cửa trái tim
STT Tên văn bản, tác giả Thể loại PTBĐ Nội dung-Ý nghĩa Nghệ thuật
1 Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh) Thơ năm chữ (ngũ ngôn) Biểu cảm+ Tự sự Bài thơ tưởng tượng hư cấu về nguồn gốc của loài người hướng con người chú ý đến trẻ em. Bài thơ tràn đầy tình yêu thương, trìu mến đối với con người, trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành cho trẻ em. Mọi vật, mọi người sinh ra đều dành cho trẻ em, để yêu mến và giúp đỡ trẻ em. - Thể thơ 5 chữ
- Cách nói ngộ nghĩnh, trí tưởng tượng phong phú, độc đáo với những hình ảnh thơ kì lạ, bay bổng.
- Kết hợp các biện pháp tu từ sinh động, hấp dẫn
- Ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu.
2 Mây và sóng (Ta-go) Thơ tự do Biểu cảm+ Tự sự+ Miêu tả Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Qua đó, ta cũng thấy được tình cảm yêu mến thiết tha với trẻ em của nhà thơ, với thiên nhiên, cuộc đời bình dị. - Thơ văn xuôi, có lời kể xen đối thoại;
- Sử dụng phép lặp, nhưng có sự biến hóa và phát triển;
- Xây dựng hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
 
3 Bức tranh của em gái tôi(Tạ Duy Anh) Truyện ngắn Tự sự Đề cao tình cảm yêu thương gia đình giữa hai anh em và đề cao tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét đố kỵ Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua cách kể ngôi thứ nhất à gần gũi, đáng tin vì đó như một trải nghiệm được kể lại.
 
             
Bài 3. Yêu thương và chia sẻ
STT Tên văn bản, tác giả Thể loại PTBĐ Nội dung-Ý nghĩa Nghệ thuật
1 Gió lạnh đầu mùa Thạch Lam) Truyện ngắn Tự sự+miêu tả+biểu cảm Truyện ngắn khắc họa hình ảnh những  người ở làng quê nghèo khó, có lòng tự trọng và những người có điều kiện sống tốt hơn biết chia sẻ, yêu thương người khác. Từ đó đề cao tinh thần nhân văn, biết đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh - Nghệ thuật tự sự kết hợp miêu tả;
- Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ;
- Miêu tả tinh tế
 
B. Phần thực hành tiếng Việt
1. Từ đơn và từ phức
- Từ đơn: từ chỉ có 1 tiếng
- Từ phức: là từ có 2 tiếng trở lên. Phân thành 2 loại:
   + Từ ghép: từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
   + Từ láy: từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần)
2. Nghĩa của từ ngữ:
- Nghĩa của từ là nội dung, tính chất, quan hệ … mà từ biểu thị.
- Để giải nghĩa từ ta có thể dựa vào từ điển, nghĩa của từ dựa vào câu văn, đoạn văn mà từ đó xuất hiện;  với từ Hán Việt, có thể giải nghĩa từng thành tố cấu tạo nên từ.
3. Phép tu từ
a. Ẩn dụ:
Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Các kiểu ẩn dụ:
+ Ẩn dụ hình thức
             + Ẩn dụ cách thức
+ Ẩn dụ phẩm chất
 + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
b Nhân hóa
- Là biện pháp tu từ gán thuộc tính của người cho những sự vật không phải là người nhằm tăng tính hình tượng, tính biểu cảm của sự diễn đạt.
- Các kiểu nhân hóa
       + Dùng các từ nhân xưng, từ gọi người để gọi vật: Gọi vật bằng các từ như bác, anh, em, cậu, bạn…

+ Dùng từ hoạt động của người cho vật: Dùng các từ ngữ chỉ hoạt động hay đặc tính của người để miêu tả hoạt động, đặc tính của vật.

+ Trò chuyện xưng hồ với vật như với người

c. Điệp ngữ
-  Là biện pháp tu từ lặp lại một từ ngữ (đôi khi cả một câu) để làm nổi bật ý muốn nhấn mạnh.
- Các kiểu điệp ngữ:
+ Điệp ngữ cách quãng
+ Điệp ngữ nối tiếp
+ Điệp ngữ vòng
d. So sánh
- So sánh được dùng để đối chiếu giữa hai sự vật, sự việc khác nhau về tính chất nhưng lại có điểm tương đồng ở một khía cạnh nào đó. Từ đó giúp tăng cường sức gợi hình và gợi cảm trong quá trình diễn đạt.
- Dấu hiệu nhận biết: ví như, là, như, bằng, chẳng bằng, hơn…
- Các kiểu so sánh
+ So sánh ngang bằng
+ So sánh không ngang bằng
e. Đại từ:
- Đại từ thường dùng để xưng hô (tôi, chúng tôi, chúng ta,...); để hỏi (ai, gì, bao nhiêu, mấy, thế nào,...);
4. Dấu câu:
 Dấu ngoặc kép
- Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu;
- Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp;
- Đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý, hay hiểu theo một nghĩa đặc biệt;
- Trong một số trường hợp thường đứng sau dấu hai chấm.
5. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
- Cụm danh từ là cụm từ chính phụ có danh từ làm thành tố chính.
Về mặt cấu tạo, cụm danh từ gồm danh từ và một số từ ngữ khác bổ nghĩa cho danh từ; về mặt ý nghĩa, cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn danh từ.
- Cụm danh từ gồm ba phần:
+ Phần trung tâm ở giữa: là danh từ
+ Phần phụ trước: thường thể hiện số lượng của sự vật mà danh từ trung tâm biểu hiện
+ Phần phụ sau: thường nêu đặc điểm của sự vật, xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian.
-  Cụm động từ  là cụm từ chính phụ có động từ làm thành tố chính
- Cụm động từ gồm ba phần:
+ Phần trung tâm ở giữa: động từ
+ Phần phụ trước: thường bổ sung cho động từ ý nghĩa về thời gian, khẳng định/phủ định, tiếp diễn
+ Phần phụ sau: thường bổ sung cho động từ những ý nghĩa về đối tượng, địa điểm, thời gian.
 -Cụm tính từ là cụm từ chính phụ có tính từ làm thành tổ chính
- Cụm tính từ gồm ba phần:
+ Phần trung tâm ở giữa: tính từ
+ Phần phụ trước: thường bổ sung cho tính từ những ý nghĩa về mức độ, thời gian, sự tiếp diễn,...
+ Phần phụ sau: thường bổ sung cho tính từ những ý nghĩa về phạm vi, mức độ,.




III. Phần tập làm văn
1. Viết kết nối với đọc
Đề 1: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể lại một sự việc trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên bằng lời của một nhân vật do em tự chọn.
Đề 2: Tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) miêu tả cảm xúc của nhân vật cáo sau khi từ biệt hoàng tử bé.
Đề 3: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
Đề 4: Hãy tưởng tượng em là người đang trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.
Đề 5: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”.
Đề 6: Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em thấy thú vị.
Đề 7: Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật "tôi" vẫn có thể “nghe rất rõ” tiếng chim hót. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức.
Đề 8: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.
2. Tập làm văn
Đề 1: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
Đề 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay3,797
  • Tháng hiện tại143,079
  • Tổng lượt truy cập6,839,166
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây