kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Thứ tư - 18/08/2021 10:35
I. MỞ BÀI - Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Truyền kì mạn lục”. - Giới thiệu “Chuyện người con gái Nam Xương” và các giá trị của nó, đặc biệt là giá trị nhân đạo.
II. THÂN BÀI.
Giải thích khái niệm nhân đạo?
- Nhân đạo là lòng yêu thương con người. - Giá trị nhân đạo trong các tác phẩm văn học đặc biệt là văn học trung đại thường được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nhân đạo là ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp và tài năng của con người. Nhân đạo là bày tỏ lòng xót thương, thông cảm chia sẻ với những kiếp người bất hạnh. Là ước mơ cho những người hiền lành, tốt bụng có được cuộc sống sung sướng, hạnh phúc. Nhân đạo còn có nghĩa là tố cáo, lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên cuộc sống và nhân phẩm của con người.
Phân tích, chứng minh giá trị nhân đạo trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”.
a) Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ thường bị coi rẻ, bị ruồng rẫy. Nhưng bằng tấm lòng nhân đạo của mình, Nguyễn Dữ đã hết lời ca ngợi, khẳng định, trân trọng những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, Vũ Nương hiện lên là một người đảm đang, hiếu nghĩa, thuỷ chung, trong trắng. * Trước kết, Vũ Nương là một người phụ nữ đảm đang. - Khi chồng đi lính, một mình nàng nuôi dạy con thơ, nuôi dưỡng, chăm sóc mẹ chồng, lo thuốc thang khi mẹ chồng ốm đau, lo ma chay khi mẹ chồng mất. Nếu không đảm đang, Vũ Nương không thể làm được những việc lớn lao và vất vả như thế. * Không chỉ đảm đang, nàng còn là người phụ nữ hiếu nghĩa. - Đối với mẹ chồng: nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, thương yêu lo lắng cho mẹ chồng như mẹ ruột của mình (trích dẫn dẫn chứng + phân tích) - Đối với chồng: + Khi mới về nhà chồng, biết tính chồng hay ghen, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để vợ chồng dẫn đến thất hoà. + Khi tiễn chồng ra trận, nàng tiễn đưa chồng bằng những lời lẽ hết sức dịu dàng thắm thiết. Nàng bày tỏ nỗi lo lắng cho sự vất vả, nguy hiểm của chồng và mong muốn chồng trở về bình yên. (dẫn chứng + phân tích) + Khi xa chồng, nàng một lòng thương nhớ, buồn bã, mong ngóng chồng trờ về. + Khi bị nghi oan, vì không giải được nỗi oan cho mình, nàng cũng đành tìm đến cái chết. + Khi được “sống” ở thuỷ cung, nàng vẫn mong muốn được chồng hiểu nỗi oan và giải oan cho mình, nghe Phan Lang nhắc đến chồng con, nàng thương nhớ ứa nước mắt. Quả thật nàng là một người vợ giàu tình nghĩa, giàu đức hi sinh. * Vũ Nương còn là một người vợ thuỷ chung, trong trắng. - Suốt những năm xa chồng, nàng một lòng chung thuỷ, không gây ra bất cứ tội lỗi nào. - Khi bị chồng nghi oan là thất tiết, nàng đã chết với lời nguyeàn “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin người chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Và bởi vì nàng thực sự chung thuỷ, trong trắng nên nàng tin lời thề của mình là linh nghiệm. Và quả thật, vì thương nàng vô tội, các nàng tiên đã rẽ một đường nước cứu nàng và cho nàng “sống” sung sướng ở thuỷ cung. Vũ Nương là người phụ nữ hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp, trở thành truyền thống của phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay. Nhà văn Nguyễn Dữ bằng trái tim nhân đạo của mình đã thấy được, đã trân trọng và hết lời ca ngợi nàng. b) Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ còn thể hiện ở thái độ xót xa thương cảm cho những nỗi bất hạnh của Vũ Nương và lên án tố caùo những thế lực xấu xa chà đạp, đẩy Vũ Nương đến bước đường cùng. * Xót xa thương cảm cho Vũ Nương biểu hiện ở việc kể lại cuộc đời bi kịch của nàng, thể hiện qua từng lời văn, câu chữ. * Lên án tố cáo chiến tranh phong kiến loạn lạc gây đau khổ cho con người (gây nên nỗi oan khuất ở Vũ Nương). Lên án tố cáo lễ giáo phong kiến bất công đã để cho người đàn ông có quyền ruồng rẫy, đánh đập khiến người vợ thuỷ chung tình nghĩa phải tìm đến cái chết. c) Lòng nhân đạo ở Nguyễn Dữ còn thể hiện ở niềm ước mơ của ông là Vũ Nương sẽ được minh oan và sống sung sướng hạnh phục ở dưới thuỷ cung. Không đành lòng để cho nhân vật của mình chết một cách oan ức như các tác giả truyện cổ tích dân gian nên Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm đoạn truyện Vũ Nương được giải oan và sống ở thuỷ cung. III. KẾT BÀI. - Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận ở thân bài. - Suy nghĩ của bản thân.