Sự hình thành trật tự thế giới mới

Thứ tư - 18/08/2021 10:28
a. Hội nghị I-an-ta
tải xuống (3)
tải xuống (3)
- HN họp từ ngày 4 đến ngày 11- 2- 1945 tại I-an-ta (Liên Xô).
- Có 3 nguyên thủ của 3 cường quốc tham dự là: Liên Xô, Mỹ, Anh.
- HN thông qua quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa LX và Mỹ.
à Hình thành trật tự thế giới mới.
- HN còn quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc để:
+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ, hữu nghị giữa các dân tộc.
+ Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
( Việt Nam tham gia LHQ từ tháng 9 – 1977).
b. Chiến tranh lạnh
* Khái niệm:
- Là chính sách thù địch về mọi mặt của Mỹ và các nước đế quốc trong quan hệ với LX và các nước XHCN.

- Mỹ và các nước đế quốc đã chạy đua vũ trang, tang cường quân sự, thành lập các khối QS , tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp phong trào GPDT.
* Hậu quả: Hết sức nặng nề
- Thế giới luôn ở tình trạng căng thẳng, nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh mới.
- Các cường quốc chi phí nhiều tiền của để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây các căn cứ quân sự…
      - Trong khi đó, loài người vẫn còn gặp nhiều khó khăn như đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai… nhất là ở châu Á, Phi.
c. Xu thế của thế giới ngày nay
- Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế, nhiều khu vực đi dần vào thương lượng, hòa bình để giải quyết tranh chấp.
- Thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. Tuy nhiên, Mỹ lại chủ trương xác lập “thế giới đơn cực” để làm bá chủ thế giới.
- Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.
Các nước hợp tác, liên minh kinh tế khu vực để cùng nhau phát triển. EU, ASEAN).
- Nhiều khu vực lại xảy ra xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái. (Như ở I rắc, Li băng, châu Phi…).
- Tuy nhiên, xu thế chung ngày nay vẫn là: hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc.
* Vì sao vừa là thời cơ, vừa là thách thức?
+ Thời cơ:
- Đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển thì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế sẽ có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
- Các nước có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
- Có điều kiện tiếp thu, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Khai thác các nguồn vốn của nước ngoài đầu tư vào sản xuất, người lao động có thêm việc làm và cải thiện mức sống của mình.
      + Thách thức:
      - Nếu không chớp lấy thời cơ để phát triển sẽ bị tụt hậu.
      - Hội nhập nếu không giữ được bản sắc dân tộc, dễ bị hoà tan, dễ bị lai căng.
      - Các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước phải nỗ lực nhiều để cạnh tranh với hàng hóa từ nước ngoài vào.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay4,510
  • Tháng hiện tại137,823
  • Tổng lượt truy cập6,833,910
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây