bài tập Điện thế và sự lan truyền xung thần kinh

Thứ tư - 10/02/2021 03:01
Câu 1. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục thần kinh có đặc điểm nào sau đây?
Theo một chiều xác định.
Trên sợi trục có miêlin nhanh hơn trên sợi trục không có miêlin.
Theo cơ chế hoá học.
Nhờ sự lan truyền của ion K+.

Câu 2. Điện thế nghỉ là gì?
  1. Sự chênh lệch điện thế giữa các điểm ở hai bên màng tế bào, khi tế bào bị kích thích.
  2. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm, phía ngoài màng tích điện dương.
  3. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện dương, phía ngoài màng tích điện âm.
  4. Sự chênh lệch điện thế giữa các điểm trên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích.
Câu 3. Hưng phấn là gì?
  1. Khả năng lan truyền luồng thần kinh trên sợi thần kinh.
  2. Khả năng nhận và trả lời kích thích của tế bào.
  3. Những biến đổi lí hóa xảy ra trong tế bào khi bị kích thích.
  4. Do Phản xạ của cơ thể trả lời lại kích thích của môi trường.
Câu 4. Điện thế hoạt động xuất hiện trải qua các giai đoạn theo thứ tự là:
  1. Phân cực, đảo cực, tái phân cực.
  2. Phân cực, mất phân cực, tái phân cực.
  3. Mất phân cực, đảo cực, tái phân cực.
  4. Phân cực, mất phân cực, đảo cực, tái phân cực.
Câu 5. Trong cấu tạo của xinap hóa học, bộ phận có các thụ quan tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm trên
A. màng sau xinap.             B. chùy xinap.
C. màng trước xinap.         D. khe xinap.
Câu 6. Ở động vật có vú, những chất nào sau đây được sử dụng làm chất trung gian hóa học khi lan truyền tin qua xinap?
(1) Acetylcholin. (2) Noadrenalin. (3) Dopamin.(4) Serotôni
A. 1,2,4.       B. 1,2,3,4.     C. 1,2.        D. 2,3.
Câu 7. Trong quá trình truyền tin qua xinap, chất trung gian hoá học có vai trò nào sau đây?
  1. Làm thay đổi tính thấm ở màng trước xinap.
  2. Làm thay đổi tính thấm ở màng sau xinap.
  3. Làm ngăn cản xung thần kinh lan truyền đi tiếp.
  4. Giúp xung thần kinh lan truyền từ màng sau ra màng trước xinap.
Câu 8. Khi xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap thì sẽ làm mở kênh nào sau đây ở chùy xinap?
A. Kênh K+.     B. Kênh Na+.    C. Kênh Ca2+.   D. Kênh H+.
Câu 9. Người ta dùng vi điện kế để đo điện thế nghỉ. Cách đo nào sau đây là chính xác?
  1. Cắm 2 điện cực của vi điện kế vào 2 vị trí khác nhau ở bên ngoài màng tế bào.
  2. Cắm 2 điện cực của vi điện kế vào 2 vị trí khác nhau ở bên trong màng tế bào.
  3. Cắm 1 điện cực của vi điện kế ở bên trong màng tế bào còn điện cực còn lại ở bên ngoài màng tế bào.
  4. Cắm 2 điện cực của vi điện kê vào 2 vị trí khác nhau ở bên ngoài màng tế bào, sau một thời gian chuyển cả 2 điện cực vào bên trong màng; hoặc ngược lại.
Câu 10. Khi nói về trạng thái của các kênh ion trên màng tế bào nơron ở trạngthái nghỉ, phát biểu nào sau đây đúng?
  1. Cổng K+ hé mở, trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm.
  2. Cổng K+ hé mở, trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương,
  3. Cổng Na+ hé mở, trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm.
  4. Cổng Na+hé mở, trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương.
Câu 11. Trong quá trình dẫn truyền xung thần kinh qua xinap hóa học, ion Ca2+ có vai trò
  1. làm thay đổi tính thấm của dịch bào ở tận cùng sợi trục, từ đó làm xuất bào các bóng chứa chất trung gian hoá học.
  2. tác động lên thụ thể ở màng sau xinap, làm thay đổi tính thấm của màng sau dẫn tới xung thần kinh được dẫn truyền.
  3. làm tăng nồng độ ion của dịch ngoại bào, từ đó làm tăng độ lán của điện thế nghỉ.
  4. làm thay đổi hướng truyền của xung thần kinh khi đi qua xinap.
Câu 12. Khi tế bào ở trạng thái nghỉ, các kênh ion và điện tích 2 bên màng ở trạng thái nào sau đây?
  1. Cổng K+ mở, trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm.
  2. Cổng K+ mở, trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương.
  3. Cổng Na+ mở, trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm.
  4. Cổng Na+mở, trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương.
Câu 13. Người ta quy ước dấu (-) trước các trị số điện thế nghỉ vì
  1. ion K+ từ trong màng tế bào ra ngoài màng tế bào.
  2. ion K+ từ ngoài màng tế bào vào trong màng tế bào.
  3. phía bên trong màng tích điện âm (-) so với ngoài màng tích điện dương (+).
  4. phía bên ngoài màng tích điện dương so với trong màng tích điện âm.
Câu 14.Có bao nhiêu cơ chế sau đây tham gia hình thành điện thế hoạt động?
  1. Khi bị kích thích cổng Na+ mở, Na+ khuyếch tán qua màng vào bên trong gây mất phân cực và đảo cực.
  2. Khi bị kích thích cổng Na+ mở, Na+ khuyếch tán qua màng ra ngoài gây mất phân cực và đảo cực.
  3. Cổng K+ mở, K+ đi ra ngoài màng dẫn đến tái phân cực.
  4. Hoạt động cung cấp năng lượng cho các bơm ion.
A. 4.                       B.3.                        C.2.                        D. 1.
Câu 15. Ở giai đoạn mất phân cực và đảo cực, sự di chuyển của các ion qua màng diễn ra như thế nào?
  1. Na+ từ trong đi ra ngoài màng tế bào.
  2. K+ đi vào trong màng tế bào.
  3. Na+ đi từ ngoài vào bên trong màng tế bào.
  4. K+ đi từ ngoài, vào bên trong màng tế bào.
Câu 16. Ở giai đoạn tái phân cực, sự di chuyển của các ion qua màng diễn ra như thế nào?
  1. Na+ đi từ ngoài vào bên trong màng tế bào.
  2. K+ đi từ trong ra ngoài màng tế bào.
  3. Na+ đi từ trong ra ngoài màng tế bào.
  4. K+ đi từ ngoài màng vào trong tế bào.
Câu 17. Điện thế hoạt động lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo cách nhảy cóc là vì
  1. điện thế hoạt động không dừng ỉại ở điểm phát sinh mà lan truyền theo dọc sợi thần kinh.
  2. mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvier này đến eo Ranvier khác.
  3. có một số chất ngăn không cho cổng Na+ mở ra.
  4. giữa các eo Ranvier sợi trục được bao miêlin có bản chất photpholipit, có tính chất cách điện ở vùng có bao miêlin.
Câu 18. Tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn sợi thần kinh không có bao miêlin. Nguyên nhân là do
  1. sự lan truyền trên sợi có bao mielin một cách liên tục.
  2. có một số chất ngăn cản cổng Na+ mở ra.
  3. sự lan truyền trên sợi có bao mielin theo lối nhảy cóc.
  4. tốc độ đóng mở kênh K+ và Na+trên sợi không có bao mielin chậm hơn trên sợi có bao mielin.
Câu 19. Ở sợi thần kinh bị kích thích, khi xung truyền đến tận cùng của sợi trục thì sợi trục sẽ xuất bào giải phóng chất trang gian hóa học. Chất trang gian hóa học ỉàm nhiệm vụ
  1. đóng kênh Na+ và mở kênh K+ ở màng sau của xinap.
  2. mở kênh K+ và gây khử cực ở màng sau xinap.
  3. mở kênh Na+ và gây khử cực ở màng sau xinap.
  4. mang các ion Na+ từ màng trước đến màng sau của xinap.
Câu 20. Điện thế màng và xung thần kinh thay đổi như thế nào khi ta giảm nồng độ K+ trong tế bào thần kinh?
  1. Giá trị điện thế nghỉ và điện thế hoạt động tăng.
  2. Giá trị điện thế nghỉ và điện thế hoạt động giảm.
  3. Tần số xung thần kinh giảm.
  4. Tần số xung thần kinh tăng.
Câu 21. Khi nói về điện thế hoạt động, phát biểu nào sau đây sai?
  1. Điện thế hoạt động là sự biến đổi của điện thế nghỉ khi bị kích thích.
  2. Trong quá trình hình thành điện thế hoạt động, kênh Na+ mở giúp Na+ ồ ạt khếch tán ra ngoài làm mất phân cực rồi đảo cực.
  3. Khi điện thế màng ở trạng thái đảo cực thì kênh Na+, kênh K+ mở ra.
  4. Trong quá trình hình thành điện thế hoạt động, điện thế màng chuyển từ trạng thái phân cực sang mất phân cực, đảo cực rồi sang tái phân cực.
Câu 22. Khi nói về điện thế hoạt động và sự lan truyền của xung thần kinh, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
  1. Ở giai đoạn khử cực của điện thế hoạt động, ion Na+ đi từ ngoài màng vào trong tế bào theo cơ chế khuếch tán.
  2. Ở giai đoạn đảo cực của điện thế hoạt động, ion Na+ đi từ ngoài màng vào trong tế bào theo cơ chế vận chuyển chủ động.
  3. Ở giai đoạn tái phân cực, ion Na+ đi từ trong tế bào qua màng ra ngoài theo cơ chế vận chuyển chủ động.
  4. Khi đỉ qua xinap, xung thần kinh được truyền theo một chỉều từ màng trước đến màng sau xinap tầeo cơ chế hoá học.
A. 1.                       B.2.                     C.3.                           D.4.
Câu 23. Ở xinap hóa học, xung thần kinh chi lan truyền theo 1 chiều từ màng trước sang màng sau xinap. Nguyên nhân là do
  1. phía màng sau không có bọng chứa chất trang gỉan hoá học; mảng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trang gỉan hóa học.
  2. khe xinap có kích thước rộng nhung điện thế hoạt động ở màng trước quá nhỏ nên chỉ truyền được theo một chiều.
  3. xung thần kinh chỉ có ở phía màng trước xinap sau đó mới truyền đến màng sau xinap chứ xung không bao giờ xuất hiện ở màng sau xinap.
  4. do chiều dẫn truyền của xung thần kinhcần được phép lan truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xinap.
Cân 24. Có bao nhiêu yếu tố sau đây tham gia hình thành điện thế nghi của tế bào?
  1. Nồng độ ion K+ bên trong cao hơn bên ngoài màng tế bào.
  2. Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion K+; cổng K+ mở K+ từ trong ra ngoài.
  3. Sự cung cấp năng lượng cho bơm ion.
  4. Bơm Na+/ K+ vận chuyển K+ từ phía ngoài màng vào phía trong màng giúp duy trì nồng độ K+ bên trong cao hơn bên ngoài màng tế bào.
A. 4.                  B.2.                            C.3.                        D. 1.
Câu 25. Trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ, bơm Na+/ K+ có bao nhiêu vai trò sau đây?
  1. Chuyển K+ từ phía ngoài trả vào phía trong màng.
  2. Chuyển Na+ từ trong trả ra phía ngoài màng tế bào.
  3. Làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào.
  4. Thiết lập sự cân bằng điện tích ở 2 bên màng khi tế bào nghỉ ngơi.
A. 2.        B.4.              C.3.           D. 1
Câu 26. Khi nói về sự phân bố ion ở 2 bên màng khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi, phát biểu nào sau đây đúng?
  1. Ở bên trong màng tế bào K+ có nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào.
  2. Ở bên trong màng tế bào K+ có nồng độ thấp hơn và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào.
  3. Ở bên trong màng tế bào K+ và Na+ có nồng độ bằng bên ngoài tế bào.
  4. Ở bên trong màng tế bào K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn bên ngoài tế bào.
Câu 27. Khi nói về vận tốc lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
  1. Vận tốc lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlinlà 100 m/giây.
  2. Vận tốc lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin là 3-5 m/ giây.
  3. Vận tốc lan truyền xung thần kinh ữên sợi thần kinh có bao miêlin ỉà 100 m/giây.
  4. Vận tốc lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao raiêlin nhanh hơn trên sợi thần kinh có bao miêlin.
A.4.                    B.3.                            C.2.                        D. 1.
Câu 28. Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây làm cho xung điện lan truyền qua xinap chỉ theo 1 chiều từ màng trước sang màng sau?
  1. Chỉ có trên màng sau có thụ thể tiếp nhận chất trang gian hóa học không
  2. Chỉ có ở chùy xinap có bóng chứa chất trang gian hoá học.
  3. Khe xinap rộng, điện thế hoạt động ở màng trước quá nhỏ.
  4. Chỉ có trên màng trước có các kênh ion tiếp nhận Ca2+.
A. 4.        B. 3.             C.2.           D. 1.
Câu 29. Enzim acetylcholinesteraza ở màng sau xinap có tác dụng nào sau đây?
  1. Tổng hợp acetylcholin từ axetat và cholin để chuyển cho chùy xinap.
  2. Phân huỷ acetylcholin thành axetat và cholin.
  3. Thay đổi tính thấm màng trước xinap.
  4. Tổng hợp thêm các thụ thể tiếp nhận acetylcholin.
Câu 30. Trong quá trình dẫn truyền xung thần kinh, vai trò chủ yếu của Ca2+ là:
  1. Làm thay đổi tính thấm của dịch bào từ đó làm vỡ các bóng chứa chất trung gian hoá học.
  2. Tác động lên thụ thể ở màng sau xinap, làm cho xung thần kinh được dẫn truyền,
  3. Làm tăng tần số của xung thần kinh khi đi qua màng trước.
  4. Làm thay đổi hướng truyền của xung thần kinh.
Câu 31. Trong các cấu trúc dưới đây, có bao nhiêu cấu trúc giúp tế bào thần kinh thực hiện tốt chức năng dẫn truyền xung thần kinh?
  1. Sợi trục của nơrơn dài.
  2. Tận cùng của sợi nhánh có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
  3. Trên màng sợi thần kinh có các kênh Na+ và kênh K+ có tính thấm chọn lọc.
  4. Trên màng sợi thần kinh có các bơm Na+/K+.
  5. Ở thân của nơron có các thể Nissl.
  6. Trên màng sợi thần kinh có các tế bào Soan.
A. 5.                  B.6.                            C.4.                       D.3.
Câu 32. Tại sao tốc độ lan truyền của điện thế hoạt động qua xinap hóa học chậm hơn so với lan truyền trên sợi thần kinh?
  1. Vì trên sợi thần kinh số lượng các kênh ion K+ và Na+ nhiều hơn ở chùy xinap.
  2. Vì trên sợi thần kinh điện thế hoạt động được hình thành liên tục từ điểm này sang điểm khác kế bên; còn xinap bị ngắt quãng bởi khe xinap.
  3. Vì trên sợi thần kinh có nhiều ty thể hơn tại chùy xinap nên được cung cấp nhiều năng lượng hơn.
  4. Vì trên sợi thần kinh xung được lan truyền theo nguyên tắc lan truyền điện; còn qua xinap xung được lan truyền theo cơ chế điện - hóa - điện.
Câu 33. Tại sao khi sử dụng thuốc có chất atropin thì sẽ có khả năng làm giảm đau cho người bệnh?
  1. Vì atropin làm bóng chứa chất trang gian hóa học không bị vỡ nên xung thần kinh không truyền qua xinap.
  2. Vì atropin ngăn cản việc mở các kênh Ca2+ ở chùy xinap.
  3. Vì atropin không cho các chất hóa học tràn qua khe xinap.
  4. Vì atropin có khả năng phong bế màng sau của xinap làm mất khả năng tác động của acetylcholin.
u 34. Giả sử tế bào thần kinh giảm tính thấm đối với ion K+ thì điện thế nghỉ và điện thế hoạt động tầay đổi như thế nào?
  1. Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động không thay đổi.
  2. Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động đều giảm.
  3. Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động đều tăng.
  4. Điện thế nghỉ giảm còn điện thế hoạt động tăng.
Câu 35. Giả sử trên tế bào thần kinh, kênh Na+ luôn mở thì điện thế, nghỉ và điện thế hoạt động thay đổi như thế nào?
  1. Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động không thay đổi.
  2. Điện thế nghỉ bị mất và điện thế hoạt động giảm.
  3. Điện thế nghỉ giảm và không thể hình thành điện thế hoạt động.
  4. Điện thế nghỉ giảm, điện thế hoạt động tăng.
Câu 36. Có bao nhiêu trường hợp sau đây có thể làm điện thế màng dịch chuyển từ -70 mV xuống còn -50 mV?
  1. Màng tế bào giảm tính thấm với ion K+.
  2. Màng tế bào tăng tính thấm với ion Na+.
  3. Màng tế bào tăng tính thấm với ion Ca2+.
  4. Giảm cường độ kích thích lên tế bào.
A. 1.                       B.2.                     C.3.                          D.4.
Câu 37. Giả sử có một chất độc làm bất hoạt bơm Na+/K+ thì điện thế màng sẽ thay đổi như thế nào?
A. Điện thế màng tăng.       B. Điện thế màng giảm,
C. Điện thế màng tăng rồi giảm.                D. Điện thế màng giảm và có thể mất hẳn.
Câu 38. Khi nói về sự lan truyền xung thần kinh, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
  1. Xung thần kinh lan truyền theo một chiều từ màng sau đến màng trước của xinap.
  2. Xung thần kinh lan truyền trên sợi trục có miêlin nhanh hơn trên sợi trục không có miêlin.
  3. Xung thần kinh lan truyền qua xinap hóa học theo cơ chế hóa - điện - hóa.
  4. Xung thần kinh lan truyền trong cung phản xạ theo 1 chiều.
  5. Khi kích thích vào giữa sợi thì xung thần kinh lan truyền theo truyền theo cả 2 chiều.
  6. Xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh theo 1 chiều không quay ngược trở lại.
A.1.                       B.3.                     C.4.                          D.6.
u 39. Người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Kích thích với cường độ mạnh vàtần số cao lên nhánh dây phó giao cảm đến tim thì thấy tim ngừng đập một thờigian ngắn, sau đó tim lại đập trở lại với nhịp đập như cũ mặc dù lúc đó dây thần kinh này vẫn đang bị kích thích với cường độ mạnh. Khi giải thích thí nghiệm này, phát biểu nào sau đây sai?
  1. Khi mới kích thích, acetylcholin được giải phóng ra ở xinap thần kinh cơ tim làm giảm khả năng tạo ra điện hoạt động cơ tim nên tỉm ngừng đập.
  2. Dây phó giao cảm truyền xung thần kinh từ trung khu phó giao cảm làmgiảm nhịp tim và giảm sức co của tim.
  3. Khi kích thích với tần số cao nên acetylcholin ở chùy xinap thần kinh - cơ tim bị cạn, không kịp tái tổng hợp mà acetylcholin ở màng sau lại bị phân hủy nên mất tác dụng ức chế.
  4. Khi mới kích thích dây phó giao cảm thỉ có tác dụng làm tim ngừng đập; nhưng khi kích thích với tần số cao thì tim “quen nhờn” với kích thích nênkhông còn phản ứng ngừng đập.
Câu 40.Xét hai nơron A và B. Trong đó nơron B có nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào cao hơn so với nơron A. Nếu kích thích một loại tác nhân giống nhau lên hai nơron này thì độ lớn của điện hoạt động xuất hiện ở hai nơron như thế nào?
  1. Độ lớn eủa điện hoạt động xuất hiện ở 2 nơron giống nhau.
  2. Độ lớn của điện hoạt động xuất hiện ở nơron B lớn hơn.
  3. Cả 2 nơron đều không xuất hiện điện thế hoạt động.
  4. Độ lớn của điện hoạt động xuất hiện ở nơron A lớn hơn.
Câu 41. Người ta kích thích sợi trục của nơron và ghi được đồ thị điện thế hoạt động như đường cong A; sau đó lại ghi được đồ thịđiện thế hoạt động như đường cong B.
 
 

Đồ thị điện thế hoạt động của sợi trục nơron


Sự thay đổi từ đồ thị điện thế hoạt động A sang đô thị điện thế  hoạt động B được gây ra do nguyên nhân nào sau đây?
  1. Kích thích sợi trục của nơron sau khi làm giảm nồng độ K+ trong nơron.
  2. Kích thích sợi trục của nơron sau khi làm tăng nồng độ K+ trong nơron.
  3. Kích thích sợi trục của ĩiơron vói cường độ kích thích nhỏ hơn lúc đầu.
  4. Kích thích sợi trục của nơron với cường độ kích thích cao hơn lúc đầu.
Câu 42. Khi bị nhện cắn, con mồi vẫn còn sống nhưng không di chuyển được.
Dựa theo cơ chế truyền xung thần kinh, giải thích nào sau đây đúng?
  1. Vì dịch độc của nhện có chất làm màng của bóng chứa chất trung gian hóa học dày lên không bị vỡ nên xung thần kinh không truyền qua xinap.
  2. Vì dịch độc của nhện ngăn cản hoạt động các kênh Ca2+ ở chùy xinap.
  3. Vì dịch độc của nhện lấp đầy khe xinap không cho các chất hóa học tràn qua khe xinap.
  4. Vì dịch độc của nhện có khả năng phong bế màng sau của xinap làm mất khả năng tác động của acetylcholin.
Câu 43. Khi bị thương, đắp đá lạnh lên vết thương sẽ có tác dụng giảm đau. Dựa
theo cơ chế truyền xung thần kinh, giải thích nào sau đây đúng?
  1. Đá lạnh sẽ làm đông cứng các bóng chứa chất trung gian hóa học tại vết thương nên xung thần kinh không được truyền đi.
  2. Đá lạnh sẽ làm đóng tất cả các kênh ion trên sợi thần kinh nên xung thần kinh không được truyền đi.
  3. Đá lạnh sẽ biến tính các thụ thể ở màng sau nên không tiếp nhận được các chất trung gian hóa học làm xung thần kinh không được truyền đi.
  4. Đắp đá lạnh làm giảm nhiệt ở vị trí bị thương, nơron tại chỗ giảm chuyến hóa, giảm khả năng truyền xung thần kinh.
Câu 44. Khi nói về tốc độ lan truyền xung thần kinh trên dây thần kinh giao cảmvà dây thần kinh đối giao cảm, phát biểu nào sau đây đúng?
  1. Xung thần kinh lan truyền trên dây thần kinh giao cảm và dây thần kinh đối giao cảm với tốc độ bằng nhau.
  2. Xung thần kinh lan truyền trên dây thần kinh giao cảm nhanh hơn trên dây thần kinh đối giao cảm.
  3. Xung thần kinh lan truyền trên dây thần kinh giao cảm chậm hơn trên dây thần kinh đối giao cảm.
  4. Xung thần kinh lan truyền trên dây thần kinh giao cảm và dây thần kinh đối giao cảm có tốc độ khác nhau tùy vào cường độ kích thích.
Câu 45. Khi nói về ưu điểm của xinap hóa học so với xinap điện, phát biểu nàosau đây sai?
  1. Xinap hóa học dẫn truyền xung theo một chiều nhất định.
  2. Việc truyền thông tin tại xinap hoá học dễ được điều chỉnh hơn so với xinap điện.
  3. Chất trung gian hoá học khác nhau ở mỗi xinap hóa học gây ra những đáp ứng khác nhau.
  4. Xinap hóa học dẫn truyền xung nhanh hơn xinap điện.
Câu 46. Những trường hợp nào sau đây làm giảm điện thế nghỉ ở tế bào thần kinh?
  1. Tế bào thần kinh giảm tính thấm đối với ion K+.
  2. Tế bào thần kinh tăng tính thấm đối với ion K+.
  3. Trên tế bào thần kinh kênh Na+ luôn mở.
  4. Giảm nồng độ K+ bên trong tế bào.
  5. Tăng nồng độ Na+ bên ngoài tế bào.
A. 1,3,4,5.  B.2,3,4,5.        C. 1,4.     .  D. 1,3,4.
Câu 47. Trong y tế, người ta dùng morphin làm thuốc giảm đau, thuốc này đồngthời gây nghiện.
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về morphin?
  1. Morphin có cấu hình không gian tương tự endorphin (endorphin là một loại hoocmon do não tiết ra có tác dụng giảm đau và bảo vệ não).
  2. Khi vào cơ thể, morphin kết hợp với thụ thể của endorphin nên có tác dụng giảm đau tương tự endorphin.
  3. Morphin tác dụng lên não theo cơ chế ức chế ngược.
  4. Khi sử dụng morphin trong một thời gian dài thì sẽ ỉàm cho cơ thể không có khả năng tự giảm đau nên khi bị đau lại cần morphin do đó có tác dụng gây nghiện.
A.4.                  B. 3.                            C.2.                      D. 1.
Câu 48. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm giúp xung thần kinhtruyền qua xinap hóa học được điều chỉnh và xinap hóa học giúp hệ thần, kinhxử lí rất linh hoạt?
  1. Xinap có thể giải phóng chất trung gian hóa học khác nhau tùy theo cường độ xung không có ngưỡng kích thích giống trên sợi thần kinh.
  2. Ở chùy xinap có 2 nhóm chất trang gian hóa học: ức chế và hưng phấn.
  3. Cấu trúc xinap hóa học giúp xung thần kinh chỉ lan truyền 1 chiều qua xinap.
  4. Ở chùy xinap tùy vào cường độ kích thích mà kênh Na+có thể mở nhiều hay ít để tạo điện thế hoạt động (xung thần kinh) mạnh hay yếu.
  5. Bản chất của chất trung gian hóa học là hoocmon.
A.5.                  B.4.                             C.3.                      D.2.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay12,531
  • Tháng hiện tại148,784
  • Tổng lượt truy cập8,251,989
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây