BÀI TẬP CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

Thứ tư - 10/02/2021 02:56
Câu 238: Hoạt động hướng động của thực vật có đặc điểm
A. Diễn ra chậm, theo một hướng xác định. B. Là vận động sinh trưởng của thực vật.
C. Luôn hướng về phía tác nhân kích thích. D. Luôn tránh xa tác nhân kích thích
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu 239: Yếu tố bên trong cơ thể thực vật đóng vai trò điều tiết hướng động là
A. Sự tăng nhiệt độ trong tế bào.                                           B. Hocmon sinh trưởng.
C. Sự thay đổi độ pH trong tế bào.                                           D. Sự thay đổi tính thấm của màng tế bào.
Câu 240: Bộ phận nào của cây luôn hướng về phía tác dụng của trọng lực?   A. Rễ.      B. Thân.       C. Lá.        D. Chồi ngọn.
Câu 241: Khi đặt một cây non nằm ngang. Sau một thời gian, rễ cây cong xuống. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở rễ?
A. Mặt trên và mặt dưới rễ có lượng auxin ngang nhau.        B. Mặt trên và mặt dưới rễ có lượng axit abxixic ngang nhau.
C. Mặt trên có auxin, mặt dưới rễ có axit abxixic.                                 D. Mặt trên có axit abxixic, mặt dưới rễ có auxin.
Câu 242: Nguyên nhân của hiện tượng thân cây khi mọc luôn vươn về phía có ánh sáng là:
A. Auxin phân bố tập trung ở đỉnh chồi.                                  B. Auxin phân bố đồng đều ở hai phía sáng và tối của cây.
C. Auxin phân bố nhiều hơn về phía sáng của cây.                   D. Auxin phân bố nhiều hơn về phía tối của cây.
Câu 243: Khi nói về hướng động của thực vật, câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là
A. Rễ cây luôn có tính hướng nước dương.
B. Rễ cây luôn có tính hướng hóa dương đối với mọi hóa chất trong môi trường đất.
C. Ở thân mầm của cây, lượng hocmon sinh trưởng ở mặt trên nhiều hơn mặt dưới.
D. Phần nhiều thân cây có tính hướng đất dương, một số có tính hướng đất âm.
Câu 244: Các kiểu hướng động dương của rễ cây là:
A. hướng đất, hướng nước, hướng sáng.                                   B. hướng đất, hướng sáng, hướng hóa.
C. hướng đất, hướng nước, hướng hóa.                                     D. hướng sáng, hướng nước, hướng hóa.
Câu 245: Khi nói về hướng động của thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) ngọn cây có tính hướng đất âm.                              (2) rễ cây có tính hướng trọng lực dương.
(3) rễ cây có tính hướng sáng âm.                                (4) ngọn cây có tính hướng sáng âm.
Số phát biểu đúng là :    A. 1.                 B. 2.                 C. 3.                 D. 4.
Câu 246: Khi nói về vận động cảm ứng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng về ứng động?
(1) Là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
(2) Là vận động sinh trưởng của thực vật.
(3) Là vận động không sinh trưởng của thực vật.
(4) Xảy ra do thay đổi của môi trường ngoài ( nhiệt độ, ánh sáng, chất kích thích, chất kìm hãm,...).
(5) Xảy ra do thay đổi của môi trường bên trong như sức trương nước của tế bào,....
(6) Có 2 kiểu: ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
Số phát biểu đúng là :    A. 3.                 B. 4.                 C. 5.                 D. 6.
Câu 247: Vận động cảm ứng khép lá ở cây trinh nữ có cơ chế giống với vận động nào sau đây?
A. Quấn vòng của tua cuốn.                                                    B. Bắt mồi ở cây ăn sâu bọ.
C. Rễ cây mọc về phía có nguồn nước.                                    D. Mở cánh hoa của cây họ Cúc.
Câu 248: Vận động nào sau đây thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng?
A. Sự khép lá của cây trinh nữ khi có va chạm cơ học.              B. Vận động quấn vòng của tua cuốn ở cây bầu, bí.
C. Vận động nở hoa.                                                               D. Sự khép lá của cây họ Đậu lúc hoàng hôn.
Câu 249: Vận động cảm ứng nào sau đây có liên quan đến sức trương nước trong tế bào?
A. Vận động nở hoa ở cây nghệ tây.                                        B. Vận động nở hoa ở cây hoa mười giờ.
C. Vận động tạo giàn ở một số loài cây thân leo.                      D. Vận động bắt mồi ở cây ăn sâu bọ.
Câu 250: Cử động nào sau đây mang tính chất chu kì?
A. Cử động bắt mồi ở cây nắp ấm.                               B. Khép lá ở cây trinh nữ khi chạm vào.                        
C. Nở hoa ở cây mười giờ.                                          D. Cử động quấn vòng của tua cuốn cây mướp khi chạm giàn.
Câu 251: Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có các hiện tượng ở thực vật sau đây:
(1). Đỉnh sinh trưởng của cành và thân luôn hướng về phía có ánh sáng.
(2). Hệ rễ của TV luôn phát triển sâu xuống lòng đất để tìm nguồn nước và muối khoáng cần thiết cho cơ thể.
(3). Hiện tượng cụp lá và xòe lá của cây hoa trinh nữ (hoa xấu hổ) khi bị va chạm.
(4). Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu.
(5). Hoa nghệ tây và hoa tuylip nở và cụp theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.
Có bao nhiêu hiện tượng là kiểu ứng động sinh trưởng ở thực vật?          A. 2.                 B. 3.                 C. 4            D. 5.
Câu 252:  Cho các hiện tượng sau ở thực vật
(1) Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng, khép lại lúc trạng vạng tối.         
(2) Ngọn cây hướng ra ngoài ánh sáng.
(3) Lá cây trinh nữ cụp lại khi tay chạm vào.                                    
(4) Rễ cây lan rộng hướng tới nguồn nước.
(5) Hoa quỳnh nở vào lúc 12 giờ đêm.                                              
(6) Vận động bắt mồi của cây nắp ấm.
Những hiện tượng thuộc kiểu ứng động là
A. (1), (2), (3), và (6).             B. (1), (3), (5), và (5).               C. (1), (3), (5), và (6).               D. (1), (2), (4), và (6).
Câu 253: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào ?
A. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.                             B. Tác nhân kích thích không định hướng.
C. Có nhiều tác nhân kích thích.                                               D. Có sự vận động vô hướng
Câu 254: Các hiện tượng nào sau đây thuộc dạng ứng động không sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nò vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
B. Lá cây họ Đậu xoè ra và khép lại theo chu kỳ ngày đêm, khí khổng đóng mở.
C. Lá cây trinh nữ khép lại khi có va chạm cơ học, khí khống đóng mờ.
D. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng và thức ngủ cùa cây trinh nữ.
PHẦN II- TỰ LUẬN:
Câu 1: Nêu mối quan hệ giữa quá trình Hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ - Vận chuyển các chất trong cây – Thoát hơi nước ở lá.
Hướng dẫn trả lời:

Câu 2: Trình bày vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật? Thế nào là bón phân hợp lí và biện pháp đó có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường?
Hướng dẫn trả lời:


Câu 3: Trình bày thí nghiệm:
1- Chứng minh thoát hơi nước ở lá cây. Rút ra nhận xét và kết luận gì?
2- Phát hiện diệp lục trong lá và ca rô te nô it trong lá, quả và củ.
3- Phát hiện hô hấp ở thực vật.
4- Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người.


Câu 4:
a, Phân biệt thực vật C3, thực vật C4 và thực vật CAM về diễn biến pha tối của quang hợp.
Hướng dẫn trả lời:


b, Trong 1 thí nghiệm về quang hợp ở cây lúa người ta thấy: khi tắt ánh sáng hoặc giảm nồng độ CO2 = 0 thì có một chất tăng và một chất giảm. Hãy cho biết:
- Tên 2 chất đó?
- Chất nào tăng? Chất nào giảm? Tại sao?
Hướng dẫn trả lời:


c, Ở cây hướng dương, tích lũy cacbon(g/m3/ ngày) trong rễ, thân, lá, hoa lần lượt là 0,2 : 0,3 : 0,6 : 8,8. Tính năng suất sinh học và năng suất kinh tế của cây hướng dương?
Hướng dẫn trả lời: Ở các loài thực vật như tảo, bèo hoa dâu, năng suất kinh tế bằng bao nhiêu % của năng suất sinh học?

Câu 5: a, Hô hấp sáng là gì? Hô hấp sáng khác với hô hấp tối như thế nào?
b, Vì sao nói: " Hô hấp sáng gắn liền với thực vật C3 "?
c, Tại sao đều không có hô hấp sáng, thực vật Ccó năng suất cao còn thực vật CAM có năng suất thấp hơn?
Câu 6:
a, Chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa? Con người cần có những biện pháp gì để phòng ngừa các bệnh liên quan đến tiêu hóa thức ăn?
Hướng dẫn trả lời:
* Chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá ở động vật?
- Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ngày càng phức tạp và chuyên hóa: từ chưa có cơ quan tiêu hóa (không bào tiêu hoá ở ĐV nguyên sinh ) → Túi tiêu hoá đơn giản (các loài Ruột khoang và Giun dẹp) ® ống tiêu hoá chuyên hóa cao (Giun đất, côn trùng, các loài ĐV có xương sống).
- Hình thức tiêu hóa : Từ tiêu hoá nội bàoTiêu hóa vừa nội bào vừa ngoại bào → tiêu hoá ngoại bào
- Kích thước thức ăn nhỏ → Kích thước thức ăn lớn → thức ăn có kích thước lớn hơn.
- Chuyên hoá về chức năng càng rõ rệt: từ enzim của Lizoxom trong không bào tiêu hóa → tiết enzim tiêu hóa từ tế bào tuyếnenzim từ các tuyến tiêu hóa chuyên hóa cao, đa dạng về các loại enzim, hoàn thiện về quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng do sự phân hóa cao các bộ phận của ống tiêu hoá làm tăng hiệu quả tiêu hoá.
- Tiêu hóa hóa học → Tiêu hóa cơ học và hóa học → Tiêu hóa cơ học, hóa học và sinh học.
- Lấy thức ăn trực tiếp từ môi trường thông qua quá trình thực bào (ĐV nguyên sinh) → lấy thức ăn bằng một lỗ thông vừa là miệng vừa là hậu môn (Thủy tức) → lấy thức ăn bằng miệng, thức ăn bị biến đổi qua các bộ phận của ống tiêu hóa và thải ra ngoài qua lỗ hậu môn (ĐV có xương sống).
* Các biện pháp phòng ngừa các bệnh liên quan đến tiêu hóa:

b, Cho biết độ dài ruột của một số động vật như sau: Trâu, bò: 55 – 60m; Heo: 22m; Chó: 7m; Cừu: 32m. Nhận xét về mối liên quan giữa thức ăn với độ dài ruột của mỗi loài? Giải thích ý nghĩa về sự khác nhau đó?
Hướng dẫn trả lời:
* Nhận xét:
- Trâu, bò, cừu là những động vật ăn cỏ, có ruột dài nhất.
- Heo ăn tạp, có ruột dài trung bình.
- Chó là loài ăn thịt, có ruột ngắn nhất.
* Giải thích:
- Động vật ăn cỏ ruột dài nhất vì thức ăn cứng, khó tiêu, nghèo chất dinh dưỡng nên ruột dài cho quá trình tiêu hóa hấp thụ được triệt để.
- Động vật ăn thịt: thức ăn thịt mềm, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng nên chỉ cần ruột ngắn cũng đủ cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn. Hơn nữa ruột ngắn còn làm giảm khối lượng cơ thể giúp dễ di chuyển khi săn mồi.
- Động vật ăn tạp: là dạng trung  gian giữa 2 nhóm trên.
c, Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào ? Thức ăn sau khi tiêu hóa ở dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì ? Trình bày cơ chế của hiện tượng trên ?
Hướng dẫn trả lời:
- Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày chủ yếu biến đổi Prôtein → các chuỗi peptit ngắn dưới tác dụng của enzym pepsin với sự có mặt của HCl.
- Ý nghĩa :
+ Trung hòa lựơng axit trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một tạo môi trường cần thiết cho họat động các enzim trong ruột (vì ở ruột có NaHCO3 từ tụy và ruột tiết ra).
+ Để các enzim từ tụy và ruột tiết ra đủ để tiêu hóa lượng thức ăn đó.
+ Đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng.
- Cơ chế đóng mở môn vị có liên quan:
+ Sự co bóp của dạ dày với áp lực ngày càng tăng làm mở cơ vòng.
+ Phản xạ co thắt vòng môn vị do môi trường ở tá tràng bị thay đổi khi thức ăn từ dạ dày dồn xuống.
d, Tiêu hóa là gì? Những ưu điểm của tiêu hóa bằng ống tiêu hóa so với tiêu hóa bằng túi tiêu hóa ?
Hướng dẫn trả lời:
- Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Những ưu điểm của tiêu hóa bằng ống tiêu hóa:
+ Dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
+ Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa (phân thành các bộ phận khác nhau) → có sự chuyên hóa về chức năng.
+ Có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
e, So sánh sự khác nhau về đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật?
Hướng dẫn trả lời:
 
THÚ ĂN THỊT THÚ ĂN THỰC VẬT
- Bộ răng thích nghi với chức năng cắn, xé mồi. - Bộ răng thích nghi với chức năng nhai và nghiền thức ăn.
- Dạ dày đơn. - Dạ dày đơn hoặc dạ dày 4 túi.
- Ruột non ngắn. - Ruột non dài.
- Manh tràng không phát triển, chỉ còn vết tích là ruột tịt. - Manh tràng rất phát triển ở thú ăn thực vật dạ dày đơn.
- Tiêu hóa cơ học và hóa học. - Tiêu hóa cơ học, hóa học và sinh học nhờ vsv trong dạ cỏ và trong manh tràng.
f, Vẽ sơ đồ quá trình biến đổi thức ăn ở ĐV ăn thực vật có dạ dày 4 túi (Trâu hay bò). Nêu chức năng của từng túi dạ dày đó?

* Chức năng từng túi dạ dày:
- Dạ cỏ: chứa VSV cộng sinh tiết enzim tiêu hóa xenlulôzơ và các chất hữu cơ khác có trong cỏ.
- Dạ tổ ong: đoạn đường để đưa thức ăn lên miệng nhai kĩ lại.
- Dạ lá sách : Hấp thụ bớt nước.
- Dạ múi khế: Tiết enzim pepsin và HCl tiêu hóa protein có ở VSV và cỏ.

Câu 7:
a, Đặc điểm bề mặt trao đổi khí của động vật thuận lợi cho sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường?
Hoặc Hiệu quả trao đổi khí của động vật phụ thuộc vào những đặc điểm nào của bề mặt trao đổi khí?      
Hướng dẫn trả lời:
* Đặc điểm bề mặt trao đổi khí của động vật:
- Bề mặt trao đổi khí rộng.
- Bề mặt trao đổi khí mỏng, ẩm ướt → giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.
- Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch máu và có sắc tố hô hấp.
- Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ các chất khí.
* Nguyên nhân nào giúp cho hoạt động trao đổi khí ở cá xương đạt hiệu quả cao trong môi trường nước?
- Bề mặt trao đổi khí rộng, mỏng, ẩm ướt; có nhiều mao mạch, có sắc tố hô hấp, có sự lưu thông  khí.
- Sự hoạt động nhịp nhàng của xương nắp mang và miệng tạo dòng nước chảy một chiều liên tục từ miệng đến mang.
- Cách sắp xếp các mao mạch trong mang giúp máu chảy trong mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch.
* Nếu bắt giun đất lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết. Tại sao ?
Vì: khi da giun bị khô thì O2 và CO2 không khuếch tán qua da được nên giun không hô hấp được.
b, Chiều hướng tiến hóa của hệ hô hấp? Con người cần có những biện pháp gì để phòng ngừa các bệnh liên quan đến hô hấp ?
Hướng dẫn trả lời:
* Chiều hướng tiến hóa của hệ hô hấp:
- Chưa có cơ quan chuyên hóa làm nhiệm vụ hô hấp → đã có cơ quan chuyên hóa với hệ thống ống khí đến tận từng tế bào → có cơ quan chuyên hóa là mang → có cơ quan chuyên hóa phổi và hệ thống túi khí cơ quan chuyên hóa có cấu tạo phức tạp là Phổi.
- Trao đổi khí trực tiếp qua màng tế bào hay qua bề mặt cơ thể (đông vật đơn bào hay ĐV đa bào như ruột khoang, giun tròn,....) → Hô hấp bằng hệ thống ống khí (Ở sâu bọ) hô hấp bằng mang (cá, các động vật sống dưới nước) → hô hấp qua bề mặt cơ thể ẩm ướt và phổi (lưỡng cư) → hô hấp bằng phổi (bò sát) → hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí (chim) → hô hấp bằng phổi có nhiều phế nang (người, đa số đông vật ở cạn và một ít dưới nước).
- Hiệu quả trao đổi khí thấp → Hiệu quả trao đổi khí cao → Hiệu quả trao đổi khí cao, diễn ra chủ động.
- Máu không có sắc tố hô hấp nên không thể vận chuyển khí và không lọc khí (Ở sâu bọ) → máu có sắc tố hô hấp có thể vận chuyển khí và lọc khí ( Sắc tố hô hấp là hêmôxianin (chứa Cu) nên máu có màu xanh nhạt → Sắc tố hô hấp của máu là hêmôglôbin (chứa Fe) nên máu có màu đỏ).
* Các biện pháp để phòng ngừa các bệnh liên quan đến hô hấp:

c, Phổi chim không có nhiều phế nang như phổi thú nhưng hô hấp ở chim vẫn đạt hiệu quả cao hơn thú.Tại sao?
Hướng dẫn trả lời:  Để có thể bay ở những độ cao với không khí loãng, hô hấp ở chim có cấu tạo đặc biệt:
- Hệ hô hấp của chim gồm: Phổi và hệ thống túi khí.
- Cấu tạo phổi gồm các ống khí với hệ thống mao mạch dày đặc bao quanh.
- Khí CO2 và O2 khuếch tán qua thành ống khí.
- Các túi khí có khả năng co giãn tốt giúp không khí lưu thông liên tục qua phổi → phổi chim luôn có không khí giàu ôxi cả khi hít vào và thở ra.
d, Vẽ sơ đồ quá trình hô hấp kép ở chim. Ý nghĩa của hô hấp kép ở chim?
Hướng dẫn trả lời:
- Có lợi: khí qua phổi ở 2 chu kì liên tục, không có khí đọng → tăng hiệu suất trao đổi khí.
- Có các túi khí chứa đầy khí → giảm trọng lượng → chim bay dễ dàng.
đ, Tại sao phổi chỉ thích hợp cho hô hấp trên cạn mà không thích hợp cho hô hấp dưới nước?
Hướng dẫn trả lời:
Vì khi ở dưới nước,nước sẽ tràn vào đường ống dẫn khí (khí quản, phế quản)→ không lưu thông được không khí → không hô hấp được và sau một thời gian ngắn thiếu dưỡng khí động vật sẽ chết.
e, Vậy tại sao một số động vật thuộc lớp thú như cá voi, cá heo, hà mã vẫn sống được dưới nước?
Hướng dẫn trả lời:
Những loài động vật này có dung tích phổi lớn, khả năng nhịn thở cao, thường xuyên ngoi lên mặt nước và có thời gian trên bờ → khi lên khỏi mặt nước, khí dồn đẩy qua lỗ mũi và gây áp lực lớn tạo cột nước mà chúng ta hay nhìn thấy.
f, Ở chim, túi khí nào có hàm lượng khí CO2 cao hơn ? giải thích? Nếu không có các túi khí hoạt động hô hấp của chim có diễn ra không?Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
- Ở trong túi khí trước có hàm lượng khí CO2 cao hơn rất nhiều so với ở trong túi khí sau. Nguyên nhân là vì ở chim, khí được dẫn một chiều từ môi trường ngoài → khí quản → túi khí sau → phổi → túi khí trước → khí quản → môi trường ngoài. Do đó khí ở trong túi khí sau gần giống với khí của ngoài môi trường (nghèo CO2); khí ở trong túi khí trước  là khí đã qua trao đổi ở phổi (giàu CO2).
 - Hô hấp của chim không diễn ra hoặc nếu có thì với cường độ rất thấp, không đủ khí để cung cấp oxi cho chim hoạt động → chim sẽ chết.
Vì ở chim, phổi không co bóp. Sự co bóp của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích của các túi khí tạo nên sự lưu thông khí qua phổi. Nếu không có các túi khí thì không diễn ra lưu thông khí → Không có hô hấp.
Câu 8:  
a, Nêu vai trò của các bộ phận chủ yếu cấu tạo của hệ tuần hoàn? Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn? Con người cần có những biện pháp gì để phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim – mạch?
Hướng dẫn trả lời:
* Các bộ phận chủ yếu của hệ tuần hoàn và vai trò của chúng:
- Dịch tuần hoàn (máu và dịch mô): vận chuyển khí và các chất dinh dưỡng, các sản phẩm hoạt động sống của tế  bào.
- Tim: hút và đẩy máu.
- Hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch): làm nhiệm vụ dẫn máu đi khắp cơ thể, đến tận tế bào.
- Các van tim: chỉ cho máu chảy theo 1 chiều nhất  định.
* Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn:
- Từ  chưa có hệ tuần hoàn (ĐV đơn bào) có hệ tuần hoàn hở (giun đốt, thân mềm, chân khớp) hệ tuần hoàn kín ( ĐV có xương sống).
- Từ tuần hoàn đơn (cá) tuần hoàn kép (lưỡng cư, bò sát, chim và thú).
- Tim từ  chỗ chưa  phân hóa, chỉ là phần phình lên của mạch máu (ở giun đốt) Tim 2 ngăn (cá) Tim 3 ngăn (lưỡng cư) tim 3 ngăn và vách ngăn tâm thất chưa hoàn toàn (bò sát) Tim 4 ngăn chia 2 nửa riêng biệt (chim và thú).
- Máu trong hệ mạch từ chỗ máu pha (lưỡng cư) → máu ít pha (bò sát) máu không pha (chim và thú).
- Điều hòa phân phối máu từ chậm nhanh.
* Biện pháp phòng ngừa các bệnh liên quan đến Tim mạch:
- Các tác nhân gây hại cho tim, mạch: khuyết tật tim, sốt cao, mất nhiều máu, sử dụng chất kích thích (thuốc lá, rượu, bia,…), thức ăn chứa nhiều mỡ động vật, luyện tập thể dục thể thao quá sức, do virus, vi khuẩn.
- Biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim, mạch:
+ Xoa bóp và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sức.
+ Không dùng các chất kích thích.
+ Hạn chế các món ăn có nhiều mỡ động vật.
+ Tiêm phòng và vệ sinh phòng bệnh.
+ Có đời sống tinh thần thoải mái, vui vẻ.
b, Tại sao mỗi chu kì tim lại bắt đầu từ pha co tâm nhĩ ?
Vì tim có tính tự động. Trong đó nút xoang nhĩ đóng vai trò tự phát xung điện nằm ở tâm nhĩ nên cơ tâm nhĩ sẽ nhận được xung điện nhanh nhất và co lại " Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ.
c, Nguyên nhân gây nên tính tự động của tim? Hoặc: Tính tự động của tim do đâu mà có?
Nút xoang nhĩ trong hệ dẫn truyền tim có khả năng tự phát nhịp gây tính tự động của cơ tim, các tế bào trên nút xoang nhĩ  không có điện thế nghỉ ổn định, xung phát ra từ nút xoang nhĩ → Bó His và mạng Puôckin làm co 2 tâm thất. Do đó nút xoang nhĩ là nơi phát nhịp  cho toàn hệ dẫn truyền gây co tim  một cách nhịp nhàng. Cứ khoảng 0,8s 1 lần  tạo ra nhịp tim khoảng 75 nhịp / phút
d, Vì sao tim co bóp theo nhịp để tống máu vào mạch một cách gián đoạn nhưng máu chảy trong mạch thành dòng liên tục?
Tim co bóp để tống máu vào mạch  một cách gián đoạn nhưng máu chảy trong mạch thành dòng liên tục vì:
- Tính đàn hồi của thành động mạch.
   + Khi tim co, một lượng máu được tống vào động mạch làm thành mạch dãn.
   + Khi tim dãn, thành mạch co lại một cách thụ động, thế năng tim được tích lũy ở đó → Máu được vận chuyển tiếp theo với lượng máu tống ra khi tim co.
- Van tim chỉ đóng – mở theo một chiều.
đ, Sau khi nhịn thở 1 thời gian, nhịp tim có thay đổi không? Giải thích vì sao?
Nhịp tim tăng vì khi nhịn thở → O2 giảm → pH giảm (CO2 tăng → ion H+ tăng) kích thích các thụ quan hóa học ở xoang ĐM và cung động mạch chủ → truyền xung thần kinh về hành tủy → tim tăng nhịp. Đồng thời truyền xung thần kinh đến thận → kích thích tuyến trên thận tiết Adrenalin → vào máu → về tim → tăng nhịp tim.
e, Huyết áp là gì ? Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?
- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.                                                     
- Huyết áp giảm dần là do
+ ma sát của máu với thành mạch.
+ ma sát của các phân tử máu với nhau khi máu chảy trong mạch.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay10,176
  • Tháng hiện tại146,391
  • Tổng lượt truy cập8,249,596
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây