TT | Những đặc điểm cơ bản | Phân tích |
1. | Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa | * Nguyên nhân (cơ sở, điều kiện hình thành và phát triển của nó chính là hoàn cảnh lịch sử – xã hội, văn hóa): - XHVN từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 biến đổi theo hướng hiện đại (về kinh tế, về cơ cấu XH, về văn hóa,…). - Trong sự thay đổi chung của XH, văn hóa VN thời kì này cũng có sự thay đổi. Từ đầu thế kỉ XX, văn hóa VN dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của PK Trung Quốc, tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp. Đây là thời kì “mưa Âu, gió Mĩ”, “á - Âu xáo trộn”, cũ – mới giao tranh. Chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây ở cả 2 chiều tiến bộ và lạc hậu , nền văn hóa VN thời kì này đã chuyển biến theo hướng hiện đại, từng bước lấn át nền văn hóa cổ truyền phong kiến có bề dày hàng nghìn năm. Một cuộc vận động văn hóa đã dấy lên, chống lại lễ giáo phong kiến hủ hậu, đòi giải phóng cá nhân. - Vai trò của Đảng cộng sản VN đối với sự phát triển nền văn hóa dân tộc (trong thời kì Mặt trận Dân chủ, nhất là sau khi có Đề cương văn hóa Việt Nam, 1943). Đây chính là nhân tố quan trọng làm cho nền văn hóa nước ta phát triển theo hướng tiến bộ và cách mạng, bất chấp âm mưu của kẻ địch trong việc nuôi dưỡng một thứ văn hóa có tính chất cải lương và nô dịch. - Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh; chữ quốc ngữ dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm; phong trào dịch thuật phát triển; lớp trí thức “Tây học” thay thế lớp trí thức Nho học, đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hóa thời kì này. * Khái niệm: Hiện đại hóa được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới. * Nội dung: ND HĐH văn học diễn ra trên mọi mặt, ở nhiều phương diện: - Trước hết là sự thay đổi về quan niệm văn học: từ “văn chương chở đạo”, “thơ nói chí” của văn học trung đại chuyển sang quan niệm văn chương như một hoạt động nghệ thuật đi tìm và sáng tạo cái đẹp; văn chương để nhận thức và khám phá hiện thực. + Văn học thời hiện đại đã tách ra khỏi các hoạt động trước tác khác, không còn tình trạng “văn, sử, triết bất phân” như trước nữa. + Cũng từ đây, văn học thoát khỏi những quan niệm thẩm mĩ và hệ thống thi pháp của văn học trung đại (tính quy phạm chặt chẽ, hệ thống ước lệ tượng trưng, tính chất sùng cổ, phi ngã,…). + Về mặt chủ thể sáng tạo, quá trình hiện đại hóa văn học cũng dẫn đến sự thay đổi kiểu nhà văn: từ các nhà nho sang kiểu nhà văn nghệ sĩ mang tính chuyên nghiệp; thay đổi về công chúng văn học: từ tầng lớp nho sĩ sang tầng lớp thị dân. - Một nội dung quan trọng hàng đầu của hiện đại hóa văn học là xây dựng, phát triển nền văn xuôi tiếng Việt, nói rộng ra là hiện đại hóa hệ thống thể loại văn học. Ngoài ra, sự đổi mới còn được thể hiện qua việc xuất hiện các thể loại mới, chưa từng có trong văn học các giai đoạn trước như kịch nói, phóng sự và phê bình văn học. * Quá trình hiện đại hóa của văn học thời kì này diễn ra qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920): + Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Truyện ngắn “Thầy La-za-rô Phiền”(1887) của Nguyễn Trọng Quản; Tiểu thuyết “Hoàng Tố Anh hàm oan”(1910) của Thiên Trung (tức Trần Chánh Chiếu); Thơ văn của các chí sĩ cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng,… - Giai đoạn thứ hai (khoảng từ năm 1920 đến năm 1930): + Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh; Truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học; thơ của Tản Đà, á Nam Trần Tuấn Khải; Kịch của Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nam Xương,…; Truyện kí của Nguyễn ái Quốc… - Giai đoạn thứ 3 (khoảng từ năm 1930 đến năm 1945): + Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: các nhà thơ mới…; các nhà văn hiện thực phê phán như nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố…; các nhà văn lãng mạn như Nguyễn Tuân, Thạch Lam… > Hiện đại hóa văn học là một quá trình. ở 2 giai đoạn đầu, đặc biệt là ở giai đoạn thứ nhất, văn học còn bị nhiều ràng buộc, níu kéo của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời của văn học. Đến giai đoạn thứ 3, công cuộc hiện đại hóa mới thực sự toàn diện và sâu sắc, hoàn tất quá trình hiện đại hóa văn học. (Để làm rõ đặc điểm văn học phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa, GV có thể chọn, phân tích quá trình hiện đại hóa thơ ca của nột số nhà thơ tiêu biểu cho từng giai đoạn: thơ Phan Bội Châu (gđ thứ 1), thơ Tản Đà (Gđ thứ 2) và thơ Xuân Diệu trong phong trào thơ Mới (Gđ thứ 3)). |
2. | Văn học hình thành 2 bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển. | - Do đặc điểm của một nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành 2 bộ phận: công khai và không công khai. + Văn học công khai là văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. + Văn học không công khai bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật. - Do khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ nên bộ phận văn học công khai lại phân hóa thành nhiều xu hướng, trong đó nổi lên 2 xu hướng chính là văn học lãng mạn và văn học hiện thực. |
3. | Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng. | - Sự phát triển nhanh chóng của nhiều thể loại văn học (tiểu thuyết, truyện gắn, phóng sự, tùy bút, thơ, lí luận và phê bình văn học). - Nguyên nhân: do sự thúc bách của yêu cầu thời đại; sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc (NN chính); sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của “cái tôi” cá nhân; thời kì này, văn chương đã trở thành một thứ hàng hóa, viết văn đã trở thành một nghề kiếm sống. Đây là một lí do thiết thực, một nhân tố kích thích người cầm bút. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn