Những thành tựu chủ yếu của VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Thứ sáu - 25/06/2021 21:36
Gợi ý trả lời:
- Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Thành tựu về nội dung tư tưởng Thành tựu về thể loại và ngôn ngữ văn học
-  Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của lịch sử văn học Việt Nam là: Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng.
- Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 đã kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của văn học dân tộc là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho văn học thời kỳ này đống góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ.

- Về truyền thống yêu nước, văn học thời phong kiến gắn với tư tưởng trung quân, nay gắn với tư tưởng yêu nước của dân tộc Việt nam, tư tưởng chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế vô sản; yêu nước, yêu truyền thống văn hóa, yêu tiếng Việt, yêu làng quê, phong tục lối sống của cha ông,…

- Về truyền thống nhân đạo, ý thức dân chủ cũng làm cho văn học đổi mới. Văn học quan tâm tới số phận của những con người bình thường, những kiếp người cực khổ, lầm than. Chủ nghĩa nhân đạo thời kỳ này còn thể hiện sâu sắc khát vọng mãnh liệt của mỗi cá nhân, đề cao vẻ đẹp hình thức, phẩm giá và phát huy cao độ tài năng của mỗi con người.

- Truyền thống anh hùng, cũng được phát huy trên tinh thần dân chủ sâu sắc. Bộ phận văn học bất hợp pháp, chủ nghĩa nh hung được phát hiện như là phẩm chất phổ biến ở những con người bình thường nhất trong nhân dân. Một chủ nghĩa anh hùng không phải chỉ thể hiện ở tinh thần kiên cường bất khuất mà còn ở tư thế ung dung tự chủ với tinh thần lạc quan chiến thắng.
 - Những thể loại văn học mới xuất hiện trong VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:
+ Tiểu thuyết, truyện ngắn là dấu hiệu quan trọng của văn học hiện đại. Những thể loại ấy đã bắt đầu xuất hiện cuối thế kỉ XIX nhưng thực sự đạt được thành tựu phải kể đến từ đầu thế kỉ XX.

+ Phóng sự là một thể loại văn học mới ra đời từ đầu những năm 30. Cùng với phóng sự, kịch nói cũng là một thể loại văn học mới. Tiếp đến là bút kí, tùy bút. Không thể không kể đến lí luận, phê bình nghiên cứu văn học – một thể loại mới mẻ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận,… Tất cả góp phần thúc đấy nền văn học phát triển.

- Sự cách tân hiện đại hóa diễn ra ở mọi mặt, mọi thể loại. Tuy nhiên, sâu sắc và đạt nhiều thành tựu hơn cả phải kể đến tiểu thuyết và thơ:
+ Tiểu thuyết: Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ trước 1930 xuất hiện chưa nhiều. Nhà tiểu thuyết đầu tiên khẳng định vị trí của mình là Hồ Biểu Chánh. Song tác phẩm của ông còn mô phỏng cốt truyện của tiểu thuyết phương Tây, chưa thoát khỏi lối kết cấu chương hồi, ngôn ngữ mang tính bình dân, đậm chất Nam Bộ, chưa đạt tới chuẩn mực của ngôn ngữ văn chương,… Đầu những năm 30, nhóm Tự lực văn đoàn khẳng định bước tiến mới trong tiểu thuyết: miêu tả tâm lí tinh vi, miêu tả chân dung gây ấn tượng, cách dựng truyện tự nhiên, tổ chức kết cấu linh hoạt, ngôn ngữ giản dị, trong sáng tuy về sau đôi lúc kiểu cách, sáo mòn. Từ năm 1936, các nhà tiểu thuyết hiện thực đã đưa công cuộc cách tân tiểu thuyết lên tầm cao mới. Các nhà văn hiện thực khai thác đề tài từ cuộc sống nhân dân, dựng nên bức tranh hiện thực có tầm khái quát, phản ánh những mâu thuẫn, xung đột chủ yếu của xã hội, khắc họa thành công những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Họ đã khai thác vốn ngôn ngữ phong phú, giản dị, trong sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở của cuộc sống.

+ Thơ ca: Trước năm 1930, tên tuổi sáng chói trên bầu trời thi ca là Tản Đà - “người của hai thế kỉ”. Cùng với Tản Đà là á Nam Trần Tuấn Khải. Từ đầu những năm 30, phong trào “Thơ mới” đã đem đến “một cuộc cách mạng trong thi ca” với những đổi mới sâu sắc từ hình thức, ngôn ngữ, giọng điệu, nhịp điệu,… đến cách cảm nhận, bố cục, kết cấu, giọng thơ đều đổi mới. Các qui tắc trói buộc như niêm, đối, hạn vần, hạn câu … đều bị phá bỏ. Bên cạnh thơ Mới, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của bộ phận văn học không công khai của các nhà yêu nước bị địch bắt giam.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập236
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại114,145
  • Tổng lượt truy cập8,430,923
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây