CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI

Thứ tư - 28/10/2020 19:04
A- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1- Tác giả :
Vũ Khoan là nhà ngoại giao, nhiều năm làm thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
2- Tác phẩm :
a) Một số điểm cần chú ý về hoàn cảnh ra đời bài viết
            - Bài viết “Chuẩn bị hành trang” của Vũ Khoan đăng trên Tạp chí Tia sáng năm 2001 và được in vào tập “Một góc nhìn của trí thức” NXB Trẻ 2002. Khi đưa vào SGK người biên soạn đặt nhan đề bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”.
            - “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” là bài nghị luận của Phó Thủ tướng Vũ Khoan đề cập tới những vấn đề vừa có ý nghĩa thời sự, cấp thiết vừa có ý nghĩa lâu dài. Tác giả viết  bài này đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỷ mới. Ở thời điểm chuyển giao thời gian đặc biệt có ý  nghĩa, người ta thường có nhu cầu nhìn lại, kiểm điểm lại mình trên chặng đường đã qua và chuẩn bị hành trang đi tiếp chặng đường mới. Đối với dân tộc ta, bước vào thế kỷ mới cũng là tiếp tục một hành trình đầy triển vọng của công cuộc đổi mới toàn diện, nhằm vượt qua tình trạng chậm phát triển, nghèo nàn, lạc hậu, đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt khác đây cũng là con đường đầy khó khăn, thách thức, đòi hỏi mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ phải thực sự đổi mới vươn lên mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu của thời đại.
b) Nội dung
* Đây là bài nghị luận về một đề tài vừa cấp thiết vừa có tính lâu dài, vừa là của đất nước vừa là của từng người (trước hết là các bạn trẻ), vừa là một bài xã luận, vừa là một văn bản chỉ đạo, vừa là một ý kiến riêng, vừa là ý kiến của vị lãnh đạo cấp cao, vừa có tính chất vấn đề đời sống, vừa có tính chất vấn đề tư tưởng, đạo lí đặc biệt  bài văn chứa đựng một triết lý nhân văn có giá trị muôn thuở : “Con người quyết định tất cả”.
* Luận điểm cơ bản của bài (vấn đề nghị luận) được nêu ngay từ đầu để làm căn cứ triển khai Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”.
* Hệ thống luận cứ của bài văn :
(1) Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
 (2) Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
 (3) Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế trong thế kỷ mới.
- Đây là luận cứ trung tâm, quan trọng nhất của cả bài nên được tác giả triển khai cụ thể và phân tích thấu đáo.
* Kết luận :
            - Từ ba luận cứ được triển khai rất chặt chẽ nói tên tác giả kết thúc bài viết bằng việc nêu lên những yêu cầu đối với thế hệ trẻ : Bước vào thế kỷ mới, mỗi người Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
b) Nghệ thuật
            - Bài nghị luận mẫu mực đã phân tích một cách thuyết phục, có lí có tình những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam. Tác giả không dùng cách nói theo kiểu sách vở, uyên bác mà diễn đạt giản dị, thiết thực dựa trên cơ sở thực tiễn, có ví dụ, ví von cụ thể, có hình ảnh. Đặc biệt cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ  “Nước đến chân mới nhảy”, “Liệu cơm gắp mắm”. “Trâu buộc ghét trâu ăn”, “Bóc ngắn cắn dài”, ...Vì thế bài viết sâu sắc mà dễ hiểu.
            - Khi nêu ưu, nhược điểm của người Việt Nam, tác giả đã không làm một phép liệt kê đơn giản từ ưu điểm đến nhược điểm mà cứ mỗi khi nêu một ưu điểm tác giả lại đề cập đến một nhược điểm.
B- CÁC DẠNG ĐỀ :
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 1 :
            Giải thích vì sao “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” là văn bản nhật dụng?
Gợi ý :
* Dựa vào hoàn cảnh ra đời và nội dung của bài viết để giải thích.
* Văn bản có nội dung mang tính cập nhật đối với cuộc sống hiện thời. Đề tài là một vấn đề có tính cấp thiết đối với đời sống xã hội hiện nay. Luận điểm cơ bản của bài (vấn đề nghị luận) được nêu ngay từ đầu để làm căn cứ triển khai “Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”.
Đây là bài nghị luận về một đề tài vừa cấp thiết vừa có tính lâu dài, vừa là của đất nước vừa là của từng người (trước hết là các bạn trẻ), vừa là một bài xã luận, vừa là một văn bản chỉ đạo, vừa là một ý kiến riêng, vừa là ý kiến của vị lãnh đạo cấp cao, vừa có tính chất vấn đề đời sống, vừa có tính chất vấn đề tư tưởng, đạo lí đặc biệt  bài văn chứa đựng một triết lý nhân văn có giá trị muôn thuở : “Con người quyết định tất cả”.
Đề 2 :
“Hành trang” nghĩa là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa, vậy từ “Hành trang” được Vũ Khoan dùng trong “Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới” có nghĩa như vậy không ? Vì sao ?
Gợi ý :
“Hành trang” được Vũ Khoan dùng trong bài viết có nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kỹ năng, thói quen ... để đi vào một thế kỷ mới. Như vậy nghĩa từ “hành trang” trong bài rộng hơn so với nghĩa từ “hành trang” nhưng trên cơ sở nét nghĩa giống nhau là các thứ trang bị khi đi xa, khác nhau vật dụng vật chất và vật dụng tinh thần. Đây là sự phát triển nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ.
2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề 1 :
            Dựa vào bố cục văn bản hãy nêu dàn ý chi tiết của bài viết và nhận xét cách trình bày, lập luận của tác giả.
Gợi ý :
* Đặt vấn đề : Luận điểm cơ bản “Lớp trẻ ... kinh tế  mới” (3 cầu đầu)
* Giải quyết vấn đề :
- Luận cứ 1 : Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
+ Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử.
+ Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, vai trò của con người lại càng nổi trội.
- Luận cứ 2 : Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
+ Một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.
+ Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vcụ thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp ; đẩy mạnh công  nghiệp hóa hiện đại hóa và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế trí thức.
- Luận cứ 3 : Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế trong thế kỷ mới.
+ Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
+ Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
+ Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng lại thường đố kỵ nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày.
+ Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kỳ thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”.
* Kết thúc vấn đề :
            Những yêu cầu đối với thế hệ trẻ : Bước vào thế kỷ mới, mỗi người Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đề 2 :
            Em hãy trình bày cụ thể cách nêu những ưu nhược điểm của người Việt Nam của tác giả và phân tích ngắn gọn tác dụng của cách nêu đó ?
Gợi ý :
+ Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
+ Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
+ Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng lại thường đố kỵ nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày.
+ Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kỳ thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”.
            Bài viết này đã mang đến cho bạn đọc cảm giác rất bất ngờ. Tác giả không ca ngợi một chiều, cũng không chỉ toàn phê phán một cách cực đoan mà nhìn nhận song song, đối chiếu và đánh giá những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của người Việt Nam trong quan hệ với công việc, trong yêu cầu của sự phát triển xã hội. Đó là sự đánh giá khách quan và khoa học xuất phát từ thiện chí của tác giả muốn để chúng ta nhìn nhận về mình một cách đúng đắn chân thực, ý thức được những mặt tốt cũng như mặt chưa tốt của mình để phát huy hoặc sửa đổi.
C- BÀI TẬP VỀ NHÀ :
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 1 : 
Trong những hành trang cần chuẩn bị để bước vào thế kỷ mới, theo tác giả bài viết này điều gì có ý nghĩa quan trọng nhất ? Suy nghĩ của em về quan niệm ấy?
Gợi ý :
            - Câu nêu vấn đề ở phần giải quyết vấn đề (luận cứ 1) “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”.
            - Căn cứ vào đặc điểm phát triển của thời đại hiện nay, vai trò của chủ thể con người trong một xã hội trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm ấy.
2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm :
Đề 1 :
Nêu  những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam : cần cù, thông minh, sáng tạo; kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn. Bản thân em có những điểm mạnh và điểm yếu nào ? Phương hướng khắc phục những điểm yếu ?
Gợi ý :
  • HS suy  nghĩ nêu dẫn chứng thực tế
  • Liên hệ bản thân và nêu phương hướng khắc phục.
Đề 2 : (dạng bài tập củng cố, hệ thống kiến thức)
            Tổng kết nội dung bài học “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” bằng sơ đồ?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập71
  • Hôm nay8,907
  • Tháng hiện tại165,070
  • Tổng lượt truy cập8,481,848
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây