Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn giáo dục công dân lớp 9 năm 2022

Thứ năm - 31/03/2022 04:00
Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn giáo dục công dân tỉnh nghệ an năm 2022
tải xuống (3)
tải xuống (3)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN
       
     
 
 
ĐỀ CHÍNH THỨC

 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2021 - 2022
 
   

Môn thi: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – BẢNG A
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (5.0 điểm)
Sau khi học xong bài “Chí công vô tư”, hai bạn H và K đã có ý kiến khác nhau. H nói: “Trong thời đại ngày nay, muốn chí công vô tư phải chiến thắng chủ nghĩa cá nhân”. K lại cho rằng: “Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình”.
a. Em đồng ý và không đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao?
b. Trình bày hiểu biết của em về phẩm chất chí công vô tư.
Câu 2. (5.0 điểm)
Tình huống: Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố bắt N (14 tuổi) phải nghỉ học để vào làm việc tại một cơ sở sản xuất gạch ngói. Ông chủ X đã nhận N vào làm việc với mức lương thỏa thuận và thời gian 10 tiếng/ngày.
a. Trong tình huống trên, những ai vi phạm quy định của pháp luật về lao động? Hãy giải thích.
b. Trình bày chính sách của Nhà nước về lao động và quy định của pháp luật đối với sử dụng lao động trẻ em.
Câu 3. (3.0 điểm) 
Thông tin: Khoảng 17h ngày 27/02/2019, tại đường HVT, phường 4, thành phố ĐL, thanh niên T vừa rút tiền từ cây ATM ra đã làm rơi một xấp tiền mệnh giá 500 nghìn đồng. Gió lớn nên thổi tiền bay tứ tung trên mặt đường. Hai anh xe ôm và chị bán hàng rong gần đó vội chạy ra vừa nhặt tiền, vừa kêu gọi người đi đường: “Nhặt tiền dùm người ta đi, giúp người ta đi, đừng hôi của...”. Chỉ trong hơn một phút, thanh niên T đã thu lại đủ số tiền bị rơi gần 10 triệu đồng từ người dân trao lại. Anh mừng rỡ, rối rít cảm ơn.
                                                                                                                               (Theo nguồn: Tuoitre.vn)
Vận dụng kiến thức đã học trong phần pháp luật GDCD lớp 8, em hãy làm rõ việc làm của những người đã giúp đỡ thanh niên T trong thông tin trên.
Câu 4. (3.0 điểm)
Tình huống: Ông P là giám đốc, chị H là kế toán, anh Q là nhân viên cùng công tác tại cơ quan X. Lo sợ anh Q biết mình và chị H sử dụng tiền của nhà nước trái quy định của pháp luật, ông P đã chỉ đạo chị H tạo bằng chứng giả vu khống anh Q làm thất thoát tài sản nhà nước hơn 1 tỷ đồng rồi ký quyết định buộc thôi việc đối với anh. Phát hiện chị H là người vu khống mình nên anh Q đã nhờ anh K tung tin nói xấu gia đình chị H trên mạng xã hội. Bức xúc, chị H đã trì hoãn việc thanh toán tiền lương cho anh Q.
Trong tình huống trên, những ai vừa bị khiếu nại, vừa bị tố cáo? Hãy giải thích.
Câu 5. (4.0 điểm)
Câu chuyện: Thượng đế và con người.
“Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.
- Còn nặn thêm cho mày cái gì nữa, con người? – Ngài hỏi.
Con người suy nghĩ một lúc, có vẻ như đã đầy đủ chân, tay, đầu... rồi nói:
- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.
Thượng đế dù đã thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:
- Này, tự đi mà nặn lấy hạnh phúc cho mình”.
                                                                                                                    (Theo nguồn: Internet)
Em hãy làm rõ thông điệp trong câu chuyện trên.

------ HẾT -------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên:…………………..…………………………………. Số báo danh:………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN
 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2021 - 2022
(HD chấm gồm 3 trang)            HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – BẢNG A
 
Câu Ý Nội dung Điểm
1
(5.0)
  Sau khi học xong bài “Chí công vô tư”, hai bạn H và K đã có ý kiến khác nhau. H nói: “Trong thời đại ngày nay, muốn chí công vô tư phải chiến thắng chủ nghĩa cá nhân”. K lại cho rằng: “Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình”.
a. Em đồng ý và không đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao?
b. Trình bày hiểu biết của em về phẩm chất chí công vô tư.
 
  a - Đồng ý với ý kiến của H, không đồng ý với ý kiến của K. 0.5
- Đồng ý với ý kiến của H vì:
+ Chủ nghĩa cá nhân là chủ nghĩa luôn đặt lợi ích của cá nhân lên trên hết, họ bằng mọi cách, mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của mình.

0.5
+ Trong khi đó muốn trở thành người chí công vô tư thì bản thân họ trong cuộc sống phải luôn biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. 0.25
+ Khi giải quyết công việc không được thiên vị, không để tình cảm cá nhân chi phối, phải công bằng...phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân... 0.25
- Không đồng ý với ý kiến của K vì:
+ Người sống chí công vô tư không thiệt cho mình mà họ luôn được mọi người vị nể, kính trọng...
0.5
b Trình bày hiểu biết của em về chí công vô tư  
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. 0.5
- Biểu hiện của chí công vô tư: công bằng, không thiên vị, vì lợi ích chung... 0.5
- Ý nghĩa của chí công vô tư:
+ Đối với sự phát triển cá nhân: Người chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.
+ Đối với tập thể và xã hội: Đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

0.25

0.25
- Dẫn chứng... 0.5
- Trái với chí công vô tư... 0.5
-  Liên hệ bản thân:.. 0.5
2
(5.0)
  Tình huống: Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố bắt N (14 tuổi) phải nghỉ học để vào làm việc tại một cơ sở sản xuất gạch ngói. Ông chủ X đã nhận N vào làm việc với mức lương thỏa thuận và thời gian 10 tiếng/ngày.
a. Trong tình huống trên, những ai vi phạm quy định của pháp luật về lao động? Hãy giải thích.
b. Trình bày chính sách của Nhà nước về lao động và quy định của pháp luật đối với sử dụng lao động trẻ em.
 























 
a
 
- Trong tình huống trên, bố N và ông chủ X đã vi phạm quy định của pháp luật về lao động.
Vì:
- Theo quy định của pháp luật cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi.
- Bố N: Bắt N nghỉ học ( N mới 14 tuổi) để đi làm ở xí nghiệp gạch ngói.
-  Ông chủ X:
+ Nhận người chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.

+ Lạm dụng sức lao động của N( 10 tiếng/ ngày)
0.5


 0.5

0.5


0.5
0.5
b  Chính sách của Nhà nước về lao động và quy định của pháp luật đối với sử dụng lao động trẻ em.  
- Chính sách nhà nước:
+ Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động.
+ Các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, sản xuất kinh doanh thu hút lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ.

0.5


0.5
- Quy định của pháp luật đối với người sử dụng lao động:
+ Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
+ Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại, cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi.
+ Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động.

0.5
0.5


0.5
3
(3.0)
  Thông tin: Khoảng 17h ngày 27/02/2019, tại đường HVT, phường 4, thành phố ĐL, thanh niên T vừa rút tiền từ cây ATM ra đã làm rơi một xấp tiền mệnh giá 500 nghìn đồng. Gió lớn nên thổi tiền bay tứ tung trên mặt đường. Hai anh xe ôm và chị bán hàng rong gần đó vội chạy ra vừa nhặt tiền, vừa kêu gọi người đi đường: “Nhặt tiền dùm người ta đi, giúp người ta đi, đừng hôi của...”. Chỉ trong hơn một phút, thanh niên T đã thu lại đủ số tiền bị rơi gần 10 triệu đồng từ người dân trao lại. Anh mừng rỡ, rối rít cảm ơn.
                                                                                    (Theo nguồn: Tuoitre.vn)
Vận dụng kiến thức đã học trong phần pháp luật GDCD lớp 8, em hãy làm rõ việc làm của những người đã giúp đỡ thanh niên T trong thông tin trên.
 
  - Việc làm của hai anh xe ôm và chị bán hàng rong trong tình huống trên là đúng.
-  Việc làm đó thể hiện họ đang thực hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác vì:
+ Quyền sở hữu tài sản là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Xấp tiền mệnh giá 500.000 đ trị giá gần 10tr đó là tài sản thuộc sở hữu của anh T.

+ Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác, cụ thể: hai anh xe ôm và chị bán hàng rong đã “nhặt tiền dùm người ta đi, giúp người ta đi đừng hôi của...”.
+  Không được xâm phạm tài sản của cá nhân, cụ thể: người dân nhặt trao lại số tiền gần 10tr đồng cho anh T.

+ Số tiền trên không thuộc sở hữu của hai anh xe ôm và chị bán hàng rong nên khi họ nhặt được phải trả lại cho chủ sở hữu là anh T.
0.5
  0.5
  0.5

0.5


 0.5


0.5
 4
(3.0)
  Tình huống: Ông P là giám đốc, chị H là kế toán, anh Q là nhân viên cùng công tác tại cơ quan X. Lo sợ anh Q biết mình và chị H sử dụng tiền của nhà nước trái quy định của pháp luật, ông P đã chỉ đạo chị H tạo bằng chứng giả vu khống anh Q làm thất thoát tài sản nhà nước hơn 1 tỷ đồng rồi ký quyết định buộc thôi việc đối với anh. Phát hiện chị H là người vu khống mình nên anh Q đã nhờ anh K tung tin nói xấu gia đình chị H trên mạng xã hội. Bức xúc, chị H đã trì hoãn việc thanh toán tiền lương cho anh Q.
Trong tình huống trên, những ai vừa bị khiếu nại, vừa bị tố cáo? Hãy giải thích.
 
    - Trong tình huống trên, hành vi của ông P và chị H vừa bị khiếu nại, vừa bị tố cáo. 0.5
- Vì:
+ Khiếu nại là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền...
+ Tố cáo là quyền của công dân, báo cho cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền...

0,25
0.25
- Ông P:
+ Bị khiếu nại: Ký quyết định buộc thôi việc đối với anh Q trái với quy định.
+ Bị tố cáo:     * Sử dụng tiền của nhà nước trái quy định của pháp luật.

                        * Chỉ đạo chị H tạo bằng chứng giả vu khống anh Q.

0,5
0.25
0.25
- Chị H:
+ Bị khiếu nại: trì hoãn việc thanh toán tiền lương cho anh Q.
+ Bị tố cáo:     * Tạo bằng chứng giả vu khống anh Q.
                        * Sử dụng tiền của nhà nước trái quy định của pháp luật.

0.5
0.25
0.25
5
(4.0)
  Câu chuyện: Thượng đế và con người.
“Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.
- Còn nặn thêm cho mày cái gì nữa, con người? – Ngài hỏi.
Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đầy đủ chân, tay, đầu,... rồi nói:
- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.
Thượng đế dù đã thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:
- Này, tự đi mà nặn lấy hạnh phúc cho mình”.
                                                                                          (Theo nguồn: Internet)
Em hãy làm rõ thông điệp trong câu chuyện trên.
 
  Học sinh trình bày được:  
  - Thông điệp trong câu chuyện trên: hạnh phúc là do mình tạo ra....  0.5
- Hạnh phúc là gì...  0.5
- Hiểu biết các quan niệm về hạnh phúc...
+ Hạnh phúc là mong muốn, khao khát của con người...
+ Quan niệm về hạnh phúc của mỗi người không giống nhau...
+ Có người luôn đi tìm kiếm hạnh phúc....
+ Hạnh phúc là do chính mình tạo ra...
+ Biết hài lòng, thỏa mãn...trong khả năng của mình...
2.0
- Liên hệ bản thân... 0.5
- Diễn đạt... 0.5
- - - Hết - - -
 

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay5,988
  • Tháng hiện tại107,263
  • Tổng lượt truy cập6,963,567
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây