Chất- Nguyên tử- Phân tử

Thứ tư - 23/09/2020 10:50
Bài 1:
Có 2 lọ khí, một đựng khí oxi, một đựng khí cacbonic. Làm thế nào để nhận ra mỗi khí trong các lọ?
Làm thế nào để loại khí cacbonic ra khỏi hỗn hợp khí oxi lẫn khí cacbonic?
tải xuống (3)
tải xuống (3)

TL:
  1. Cho nước vôi trong vào 2 lọ, lọ nào thấy nước vôi trong bị vẩn đục là lọ khí cacbonic, không có hiện tượng gì là lọ khí oxi.
  2. Dựa vào hiện tượng thí nghiệm trên ta tách được khí cacbonic ra khỏi hỗn hợp bằng cách cho hỗn hợp vào nước vôI trong, khí cacbonic bị giữ lại, khí thoát ra ngoài là oxi.
Bài 2: Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học:
    1. Tính dẫn điện
    2. Tính dẻo
    3. Cháy trong khi oxi sinh ra khí cacbonic và nước
    4. Bay hơi ở 1000C
Bài 3: Có 3 lọ đựng 3 chất lỏng không màu là nước đường, nước muối, nước tinh khiết. Nêu cách tiến hành thí nghiệm để nhận ra mỗi chất đựng trong mỗi lọ.
TL: Đun nóng 3 ống nghiệm trên ngọn lửa đền cồn, ống không để lại dấu vết gì là ống đựng nước cất, ống nào đựng chất có màu trắng là ống muối, ống còn lại đựng chất có màu đen là đường.
Bài 4: Trộn 100 ml nước cất có khối lượng riêng d = 1g/ml với 100 ml cồn có khối lượng riêng d = 0,798 g/ml thu được hỗn hợp có thể tích 196 ml.
Tính khối lượng của hỗn hợp
Hướng dẫn:
Khối lượng của 100 ml nước là:  mH2O = v.d = 100.1 = 100 g
Khối lượng của 100 ml cồn là:  m cồn = v.d = 100.0,798 = 79,8 g
Khối lượng của hỗn hợp:        mhh = 100 + 79,8 = 179,8 g
Bài 5: Có 4 hỗn hợp sau:
  1. Hỗn hợp đất sét trộn nước
  2. Hỗn hợp đường tan trong nước
     c.   Hỗn hợp dầu hỏa với nước
d.   Hỗn hợp bột sắt lẫn cát
Có thể tách mỗi hỗn hợp thành các phần riêng biệt bằng cách nào trong số các phương pháp sau: lọc, cô cạn, dùng phễu chiết, dùng nam châm, dùng phép lắng, gạn?
  1. Dùng phương pháp lọc
  2. Dùng phương pháp cô cạn
  3. Dùng phễu phân li
  4. Dùng nam châm
II. Nguyên tử:
- Nêu cấu tạo nguyên tử? Trong nguyên tử số hạt nào bằng nhau?
- đvc là gi?  1đvc = ?g
- Nguyên tử khối là gì?
Bài 6: Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử một nguyên tố là 13. Số hạt mang điện gấp 1,6 lần số hạt không mang điện.
  1. Tìm số hạt mỗi loại
  2. Xác định khối lượng nguyên tử nguyên tố đó
Giải:
  1. Theo bài ra:  p + n + e = 13
Mà số p = số e ® 2p + n = 13 (*)
                              2p = 1,6 n ® p = 0,8 n (**)
Thay (**) vào (*):   2 . 0,8 n + n = 13
                                 2,6 n = 13 ® n = 5,  p = e = 4
b. m nguyên tử = mp + mn = 4 + 5 = 9 đvc
Bài 7: Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử là 28. Trong đó số hạt không mang điện xấp xỉ bằng 35% tổng số hạt. Tính số hạt mỗi loại?
Giải:
Theo bài ra:  p + n + e = 28
                     n = 35%. 28 = 10 hạt
                     p + e = 28- 10 = 18 hạt ® Số p = số e = 9 hạt
Bài 8: Trong nguyên tử số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Số hạt không mang điện chiếm 35% tổng số hạt trong nguyên tử. Tính khối lượng nguyên tử
Bài 9: Khối lượng của nguyên tử oxi tính ra gam là:
          A. 2,6568 . 10-22 g                     C. 1,328 . 10-22 g
          B. 2,6 . 10-23 g                           D. 2,6568 . 10-22 g
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại113,447
  • Tổng lượt truy cập8,430,225
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây