đề cương ôn tập học kỳ 2 môn lịch sử 7

Thứ bảy - 01/05/2021 21:31
* Câu 1: Trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi ?
tải xuống (3)
tải xuống (3)

- Tháng 9-1426, nghĩa quân tiến ra Bắc bằng 3 đạo quân:
    + Đạo thứ nhất tiến ra giải phóng Tây Bắc chặn viện binh địch từ Vân Nam sang .
    + Đạo thứ hai giải phóng hạ lưu sông Hồng, và chặn đường rút quân từ Nghệ An về Đông Quan, và chặn viện binh từ Quảng Tây sang .
    + Đạo thứ ba tiến thẳng ra Đông Quan .
- Nhiệm vụ giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn viện binh địch; đã tiêu diệt hàng ngàn tên địch, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan để cố thủ.
- Cuối năm 1426, tương quan lực lượng ta và địch có sự thay đổi: nghĩa quân hùng mạnh giành thế chủ động và phản công ; quân Minh phải phòng ngự, cố thủ ở Đông Quan, xin viện binh.
* Câu 2: Trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động ?
- Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.
- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
- Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động.
- Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
* Câu 3:  Hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn ?
   - Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
    - Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
    - Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
* Câu 4: Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ ?
    - Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ nhà nước quan tâm và có những biện pháp tích cực để khuyến khích nông nghiệp phát triển: thực hiện phép quân điền, cấm giết trâu, bò, khai phá vùng đất ven biển...
    - Thủ công nghiệp phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
    - Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
    -> Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê, nhờ tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân, nền kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân các tầng lớp được cải thiện, xã hội ổn định. Đó là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.
* Câu 5:  Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ?
- Văn hóa:
     + Văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm tiếp tục phát triển. Một số tác phẩm nổi tiếng như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập…
     + Sử học: Tác phẩm Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam sơn thực lục…
     + Địa lý học có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
     + Y học: bản thảo thực vật toát yếu.
     + Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật:
Nghệ thuật sân khấu được phục hồi và phát triển, nhất là tuồng chèo.
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phát triển đặc sắc tại các cung điện, lăng tẩm tại Lam Kinh.
- Giáo dục:
Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương – Hội – Đình.
=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.
* Câu 6:  Em hãy kể những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học ở thế kỉ XV?
Những đóng góp của Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học ở thế kỉ XV:
Lê Thánh Tông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ:
- Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái.
- Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc.
- Ông sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh uyển cửu ca, Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập, Châu cơ thắng thưởng…
* Câu 7:  Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong?
Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong vì:
- Hội An có vị trí địa lý thuận lợi: Các hàng hoá từ Quảng Nam, Bình Khang, Diên Khánh… đều theo đường thuỷ, đường bộ tập trung về Hội An.
- Các thuyền buôn của thương nhân nước ngoài cũng đến cảng Hội An buôn bán tấp nập, xin lập các thương điếm.
* Câu 8:  Em hãy trình bày cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu 1789.
Cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào Tết Kỉ Dậu 1789:
- Nhận được tin cấp báo, năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc
- Đến Nghệ An – Thanh Hóa Quang Trung tuyển thêm quân và mở lễ tuyên thệ tại Thanh Hóa.
- Từ Tam Hiệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo:
Đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy, tiến đến Thăng Long
Đạo thứ 2, 3: Đánh vào Tây Nam Thăng Long
Đạo thứ tư: Tiến ra Hải Dương
Đạo thứ 5: tiến ra Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc.
- Đêm 30 tết Đêm 30 Tết quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt toàn bộ địch ở đồn tiền tiêu. Mồng 3 Tết quân ta vây đồn Hà Hồi, quân giặc hạ khí giới đầu hàng.
- Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi và đồn Đống Đa.
- Tướng giặc Sầm Nghi Đống khiếp sợ thắt cổ tự tử.Tôn Sĩ Nghị và vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.
- Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn chiến thắng tiến vào Thăng Long.
=> Quang Trung đại phá quân Thanh thành công.
* Câu 9:  Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc ?
Những chính sách của vua Quang Trung để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc là:
- Chính sách phát triển kinh tế, ổn định xã hội:
+ Nông nghiệp: Ban hành chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong; bỏ hoặc giảm tô thuế.
+ Công thương nghiệp: “Mở cửa ải, thông chợ búa”.
Kinh tế khôi phục và phát triển, xã hội ổn định.
- Văn hóa – giáo dục:
+ Ban bố “Chiếu lập học”, khuyến khích mở trường ở các làng, xã.
+ Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của đất nước.
* Câu 10:  Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra nhà Nguyễn. Thiết lập bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
- Ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (Gia Long).
- Ở địa phương: Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ thừa thiên, đứng đầu mỗi tỉnh lớn là Tổng đốc còn tình vừa và nhỏ là tuần phủ.
- Xây dựng quân đội hùng mạnh với nhiều binh chủng.
=> Tăng cường tính tập quyền của nhà nước từ trung ương đến địa phương.
* Câu 11:  Hãy nêu một số thành tựu văn học, nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX ?
- Văn học:
     + Văn học dân gian phát triển mạnh với nhiều hình thức phong phú.
     + Văn học chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao với nhiều tác phẩm tác giả tiêu biểu: Truyện Kiều – Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát…
- Nghệ thuật:
     + Nghệ thuận dân gian phát triển phong phú. Nghệ thuật sân khấu, tuồng chèo phổ biến khắp nơi.
     + Tranh dân gian xuất hiện và phát triển mạnh.
     + Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao.
- Khoa học:
     + Sử học: Tác phẩm Đại Việt sử kí tiền biên; Đại Nam thực lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục…
     + Địa lý: Gia Định thành thông chí; Nhất thống dư địa chí…
     + Y học: Lê Hữu Trác là người thầy thuốc nổi tiếng.
- Kĩ thuật:
     + Một số kỹ thuật tiên tiến phương Tây đã ảnh hưởng vào Việt Nam: Làm đồng hồ, kính thiên lý, chế tạo máy xẻ gỗ, làm tàu thủy chạy bằng máy hơi nước…











 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập257
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại114,515
  • Tổng lượt truy cập8,431,293
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây