ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 7

Thứ bảy - 01/05/2021 21:29
Câu 1: Thời gian, căn cứ, lãnh đạo của cuộc KN Lam Sơn?
tải xuống (3)
tải xuống (3)


          Trả lời:
 
  • Thời gian: 1418
  • Căn cứ: Lam Sơn (Thanh Hóa)
  • Lãnh đạo: Lê Lợi, Nguyễn Trãi
Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
          Trả lời:
 
  • Nguyên nhân thắng lợi:
          + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm giành lại đôc lập tự do cho đất nước; toàn dân đoàn kết chiến đấu.
          + Tất cả các tầng lợi nhân dân đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến
          + Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
 
  • Ý nghĩa lịch sử:
          + Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh
          + Mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.
Câu 3: Những thành tựu văn hóa – giáo dục thời Lê sơ?
          Trả lời:
 
  • Giáo dục: thịnh vượng, phát triển
  • Dựng lại Quốc tử giám, mở thêm trường học công
  • Đa số nhân dân đều được đi học, đi thi
  • Thi cử được tổ chức quy củ, chặt chẽ, tổ chức được nhiều khoa thi, tuyển chọn được nhiều nhân tài
  • Văn hóa:
  • Văn học:
       + Văn học chữ Hán phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế
       + Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng
       + Nội dung: yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất dân tộc
 
  • Khoa học: phát triển và đạt nhiều thành tựu
+ Sử học: Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
+ Địa lí học: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí,…
+ Y học: Bản thảo thực vật toát yếu
+ Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp
 
  • Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật sân khấu: được phục hồi nhanh chóng và phát triển
               + Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc: phong cách đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện, tinh tế, biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa)
Câu 4: Vì sao quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu nói trên?
             Trả lời:
            Quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu nói trên là do:
 
  • Đánh đuổi được giặc ngoại xâm; đất nước hòa bình, ổn định
  • Được nhà nước quan tâm; chính sách đúng đắn, sáng tạo
  • Tinh thần hiếu học của nhân dân ta
  • Tổ chức thi cử quy củ, chặt chẽ
  • Tác động của tình hình kinh tế, chính trị…
  • Có sự đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc
Câu 5: Tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI – XVII?
            Trả lời:
 
  • Chính trị:
  • Triều đình Nhà Lê bắt đầu suy thoái.
  • Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém
  • Nội bộ chia bè kéo cánh, tranh giành quyền lực
  • Đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm
  • Xã hội:
  • Quan lại ra sức đàn áp, bóc lột nhân dân
  • Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn
  • Mâu thuẫn xã hội giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến ngày càng gay gắt
    • Khởi nghĩa nông dân bùng nổ
  • Diễn biến các cuộc khởi nghĩa
                +  Khởi nghĩa Trần Tuân (Cuối năm 1511): Hoạt động ở Tây Sơn (Hà Nội)
                + Khời nghĩa Trần Cảo (1516): ở Đông Triều (quãng Ninh)
                + Khởi nghĩa Phùng Chương (1515): vùng núi Tam Đảo
                + Khởi nghĩa Lê Hy (1512): Nghệ An sau đó phát triển ra Thanh Hóa
Câu 6: Hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến (Thế kỉ XVI – XVII)
             Trả lời:
               Chiến tranh phong kiến đã gây ra nhiều tai họa cho nhân dân:
 
  • Nạn đói liên tiếp xảy ra
  • Hàng vạn người bị Nam triều và Bắc triều bắt đi lính, đi phu; chế độ binh dịch càng đè nặng lên đời sống nhân dân
  • Mùa màng bị tàn phá nặng nề
  • Đồng ruộng bỏ hoang, bệnh dịch hoành hành
  • Nhân dân đói khổ phiêu bạt, gia đình tan tác vào Nam ra Bắc…
  • Đất nước bị chia cắt
Câu 7: Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn (1771 – 1789)  
           Trả lời:
 
Thời gian Sự kiện
Năm 1771 Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
  Tây Sơn tạm hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn
Năm 1773  Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn
Năm 1776 - 1783 Nghĩa quân Tây Sơn 4 lần đánh vào phủ Gia Định
Năm 1785 Đánh tan quan xâm lược xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút
Năm 1786 Hạ thành Phú Xuân và lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài
Năm 1786 - 1788 Tây Sơn 3 lần tiến quân ra Bắc
Năm 1789 Quang Trung đại phá quân Thanh
Câu 8: Những nét chính về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)
            Trả lời:
 
  • Sự chuẩn bị
  • Năm 1788: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế , tiến quân ra Bắc
Ý nghĩa: + Tăng cường lực lượng
               + Khẳng định chủ quyền đất nước
               + Thể hiện quyết tâm chống ngoại xâm
 
  •  Đến Nghệ An: tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn
  • Tới Thanh Hóa: tuyển thêm quân, làm lễ tuyên thề
  • Ra đến Tam Điệp (Ninh Bình) :
+ Khen ngợi kế hoạch tạm rút quân
+ Mở tiệc khao quân lớn
+ Quyết tâm tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Nguyên Đán Kỉ Dậu
 
  • Diễn biến:
  • Từ Tam Điệp: Quân Tây Sơn chia làm 3 đạo, tiến đánh quân Thanh
  • Đêm 30 Tết: Đánh quân Thanh ở đồn tiền tiêu (Giải Khấu – Ninh Bình)
  • Đêm mồng 3 Tết: Bí mật vây đồn Hà Hồi (Hà Nội)
  • Sáng mồng 5 Tết: Đánh đồn Ngọc Hồi + Đống Đa
  • Trưa mồng 5 Tết: Nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long
  • Kết quả:
  • Cuộc kháng chiến giành thắng lợi vẻ vang
  • Đánh tan 29 vạn quân xâm lược
Câu 9: Đánh giá công lao của những anh hùng dân tộc trong cuộc đấu tranh chống áp bức cường quyền và chống xâm lược (Thế kỉ X – XVIII)
………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………………...
Câu 10: Nhà Nguyễn đã làm những gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
          Trả lời:
          Để lập lại chế độ phong kiến tập quyền, cuối thế kỉ XVIII, nhân cơ hội nhà Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Anh đã chiếm Quy Nhơn (tháng 6 – 1801), sau đó đánh thẳng ra Phú Xuân. Đến năm 1802, quân Nguyễn đánh bại nhà Tây Sơn. Từ đó, nhà Nguyễn được thành lập.
          Nhằm củng cố lại chế độ phong kiến tập quyền, năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn; năm 1806, lên ngôi hoàng đế. Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ. Các năm 1831 – 1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
          Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh chủng; xây dựng thành trì vững chắc; một hệ thống trạm ngựa được thiết lập để truyền tin.
Câu 11: Những thành tựu về văn học, nghệ thuật của nước ta cuối thế kỉ
XVIII – Đầu thế kỉ XIX?
           Trả lời:
 
  • Về Văn học:
  • Văn học dân gian
  • Đến cuối thế kỉ XVIII, nền văn học dân gian ở nước ta ngày càng phát triển rực rỡ
  • Hình thức: phong phú (tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm,…)
  • Văn học viết
  • Trải qua nhiều thế kỉ, văn học viết chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao
  • Tiêu biểu + Truyện Kiều (Nguyễn Du),…
                      + Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,…
 
  • Nội dung: Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đưogn thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.
  • Về Nghệ thuật
  • Nghệ thuật dân gian:
  • Văn nghệ dân gian
+ Phát triển phong phú và phổ biến khắp nơi
+ Ở miền xuôi: có các làn điệu quan họ, trống quan, hát lí,…
+ Ở miền núi: có hát lượn, hát khắp, hát xoan,…
 
  • Tranh dân gian:
+ Hàng loạt tranh dân gian xuất hiện
+ Nội dung: đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước
+ Nổi tiếng nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh)
 
  • Kiến trúc và điêu khắc:
  • Kiến trúc:
          + Các công trình kiến trúc nổi tiếng xuất hiện
          + Tiêu biểu: Chùa Tây Phương (Hà Nội), Đình Bảng (Bắc Ninh)
 
  • Điêu khắc:
  + Nghệ thuậ tạc tượng, đúc đồng bấy giờ thể hiện tài năng bậc thầy của các nghệ nhân nước ta
  + Tiêu biểu: 18 vị tổ ở chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng lớn ở cung điện Huế
Câu 12: Những thành tựu về văn hóa giáo dục, khoa học – kĩ thuật của nước ta (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX)
          Trả lời:
 
  • Về Giáo dục, thi cử:
  • Thời Tây Sơn
  • Quang Trung ra Chiếu lập học chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử
  • Cho mở trưởng công ở các xã để con em nhân dân có điều kiện đi học
  • Đưa chữ Nôm vào thi cử
  • Thời Nguyễn
  • Tài liệu học tập, nội dung thi cử không có gì thay đổi
  • Quốc Tử Giám được đặt ở Huế. Lấy con em quan lại, thổ hào và những người học giỏi ở các địa phương vào học.
  • Năm 1836, Minh Mạng cho thành lập “Tứ dịch quán” để dạy tiếng nước ngoài
  • Về Khoa học – kĩ thuật: Nhìn chung rất phát triển và đạt nhiều thành tựu to lớn:
  • Khoa học:
  • Sử học:
+ Tác giả: Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú
+ Thành tựu: Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục,…
 
  • Địa lí:
+ Tác giả: Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định,..
+ Thành tựu: Gia Định thành công nhất chí, Nhất thống dư địa chí,...
 
  • Y học:
+ Tác giả: Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác)
+ Thành tựu: Bộ sách Hải Tượng y tông tâm lĩnh (66 quyển)
 
  • Kĩ thuật
  • Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta.
  • Những thành tựu
+ Làm đồng hồ và kính thiên lí
+ Chế tạo máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước
+ Thí nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng máy hơi nước



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay5,080
  • Tháng hiện tại108,669
  • Tổng lượt truy cập6,964,973
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây