1.Tiến trình bài học STEM
Tiến trình bài học STEM được thực hiện thông qua 5 hoạt động.
HĐ1: Xác định vấn đề
•Mục tiêu: Xác định tiêu chí sản phẩm; phát hiện vấn đề/nhu cầu
•Nội dung hoạt động: Tìm hiểu về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ...
•Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành nội dung hoạt động (Ghi chép thông tin về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá, đặt câu hỏi về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ).
• Kỹ thuật tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (nội dung, phương tiện, cách thực hiện, yêu cầu sản phẩm phải hoàn thành); Học sinh thực hiện nhiệm vụ (qua thực tế, tài liệu, video; cá nhân hoặc nhóm); Báo cáo, thảo luận (thời gian, địa điểm, cách thức); Phát hiện/phát biểu vấn đề (giáo viên hỗ trợ).
Tiến trình bài học STEM được thực hiện thông qua 5 hoạt động.
HĐ 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
•Mục đích: Hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp
•Nội dung: Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, tài liệu, thí nghiệm để tiếp nhận, hình thành kiến thức mới và đê xuất giải pháp/thiết kế.
•Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành nội dung hoạt động (Xác định và ghi được thông tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới, nếu giải pháp/thiết kế).
•Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu đọc/nghe/nhìn/làm để xác định và ghi được thông tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới); Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, làm thí nghiệm (cá nhân, nhóm); Báo cáo, thảo luận; Giáo viên điều hành, “chốt” kiến thức mới + hỗ trợ HS đề xuất giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm.
Tiến trình bài học STEM được thực hiện thông qua 5 hoạt động.
HĐ 3: Lựa chọn giải pháp
•Mục đích: Lựa chọn giải pháp/bản thiết kế
•Nội dung: Trình bày, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế để lựa chọn và hoàn thiện
•Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Giải pháp/bản thiết kế được lựa chọn/hoàn thiện
•Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu HS trình bày, báo cáo, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế); Học sinh báo cáo, thảo luận; Giáo viên điều hành, nhận xét, đánh giá+ hỗ trợ HS lựa chọn giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm.
HĐ 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
•Mục đích: Chế tạo và thử nghiệm mẫu thiết kế
•Nội dung hoạt động: Lựa chọn dung cụ/thiết bị thí nghiệm; chế tạo mẫu theo thiết kế; thử nghiệm và điều chỉnh
•Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật…đã chế tạo và thử nghiệm, đánh giá
•Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (lựa chọn dụng cụ/thiết bị thí nghiệm để chế tạp, lắp ráp…); Học sinh thực hành chế tạo, lắp ráp và thử nghiệm; Giáo viên hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện.
HĐ 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh
•Mục đích: Trình bày, chia sẻ, đánh giá sản phẩm nghiên cứu
•Nội dung hoạt động: Trình bày và thảo luận
•Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật... Đã chế tạo được + Bài trình bày báo cáo
•Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (mô tả rõ yêu cầu và sản phẩm trình bày); Học sinh báo cáo, thảo luận (bài báo cáo, trình chiếu, video, dung cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật đã chế tạo…) theo các hình thức phù hợp (trưng bày, triển lãm, sân khấu hóa); Giáo viên đánh giá, kết luận, cho điểm và định hướng tiếp tục hoàn thiện.