kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC
Thứ năm - 13/01/2022 09:34
Câu 1. Để nhìn rõ một vật mà không dùng kính thì khoảng cách từ vật đó đến mắt phải thỏa mãn điều kiện gì?
Lời giải - Để nhìn rõ một vật thì vật ấy phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. Khoảng nhìn rõ của mắt là từ điểm cực cận đến cực viễn, vì vật vật phải được đặt trong khoảng từ cực cận đến cực viễn của mắt. Câu 2. Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 90cm trở ra. Mắt này bị tật gì và phải đeo kính như thế nào? Lời giải Vì mắt của người này chỉ nhìn rõ những vật cách xa mắt từ 90cm trở lên, nên điểm cực cận của người này là 90cm. Khoảng cực cận lớn hơn khoảng cực cận của người bình thường nên mắt người này bị tật mắt lão. Để khắc phục thì người này phải đeo kính lão là thấu kính hội tụ. Câu 3. Mắt của một người chỉ có thể nhìn rõ những vật cách mắt một khoảng tối đa là 120 cm. Mắt người ấy bị tật gì? Để nhìn được những vật ở xa vô cùng mà mắt không phải điều tiết thì người ấy phải dùng kính gì, kính có tiêu cự là bao nhiêu? Lời giải - Do khoảng cực viễn của người ấy nhỏ hơn của người bình thường rất nhiều, nên mắt người ấy bị cận thị. Để nhìn được những vật ở xa vô cùng mà mắt không phải điều tiết thì người ấy phải đeo kính cận là thấu kính phân kì, có tiêu cự là f = 120cm. Câu 4: Một người cận thị phải đeo kính cận là thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm. Hỏi khi không đeo kính người đó có thể nhìn thấy vật cách mắt xa nhất là bao nhiêu? Lời giải Vì kính cận là thấu kính phân kì, kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn của mắt. Do đó khi không đeo kính người ấy có thể nhìn thấy vật xa nhất cách mắt là 40cm Câu 5. Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 25cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì? Lời giải Vì người cận thị nhìn được các vật cách mắt nhỏ hơn 25cm còn người mắt lão thì nhìn được các vật cách mắt xa hơn 25cm nên mắt nhìn được như trên là mắt bình thường và không mắc tật gì. Câu 6.Ảnh quan sát được khi dùng kính lúp đúng cách là ảnh có tính chất gì? Lời giải Dùng kính lúp đúng cách là vật cần quan sát được đặt trong khoảng tiêu cự của kính lúp. Khi đó ảnh qua kính lúp là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. Câu 7. Một kính lúp có ghi 4X. Một kính lúp khác có tiêu cự 10cm. Hỏi nên dùng kính nào quan sát vật nhỏ thì rõ hơn? Lời giải Số bội giác của kính lúp thứ 2 là:
Số bội giác của kính lúp thứ nhất 4X lớn hơn, nên khi dùng kính lúp này để quan sát vật nhỏ thì sẽ rõ hơn. Câu 8. Trên vành của một chiếc kính lúp có ghi G = 3X. Vật nhỏ AB có chiều cao0,4cm được đặt trước kính lúp. Để quan sát vật nhỏ này bằng kính lúp thì phải đặt vật trong khoảng nào trước kính? Lời giải Tiêu cự của kính lúp là:
Quan sát một vật bằng kính lúp đúng cách thì vật đó phải được đặt trong khoảng tiêu cự của kính lúp. Vì vậy khoảng cách từ vật đến kính lúp phải nhỏ hơn 8,3cm
Câu 9. Dùng kính lúp có số bội giác G=2,5x để quan sát một vật nhỏ cao 2mm. Muốn có ảnh ảo cao 8 mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu? Lúc đó ảnh cách kính bao? Lời giải Tiêu cự của kính lúp là:
Câu 10: Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10cm quan sát vật nhỏ đặt cách kính 8cm. a. Dựng ảnh? Tính số bội giác? b. Tính Khoảng cách từ ảnh đến kính lúp? Lời giải