Bảo vệ hoà bình

Thứ sáu - 20/08/2021 23:05
Câu hỏi 1:
Hoà bình là gì? Bảo vệ hoà bình là gì? Tại sao phải bảo vệ hoà bình? Mọi người cần phải làm gì để bảo vệ hoà bình?
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Trả lời:
     + Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa con người với con người, hoà bình là khát vọng của toàn nhân loại
   + Bảo vệ hoà bình là giữ gìn cuộc sống XH bình yên; dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tọc, tôn giáo và quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
   + Bảo vệ hoà bình
     - Là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc và của toàn nhân loại
     - Hoà bình là để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc.
     - Hoà bình mang lại cho mọi người bình yên, khỏi mất mát những đau thương.
  + Trách nhiệm của mọi người là:
   - Tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình và công lí trên thế giới.
   - Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người; thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên toàn thế giới
  - Ngăn chặn mọi âm mưu chống phá, bạo loạn, lật đổ, gây rối loạn bảo vệ hoà bình.
   Câu hỏi 2:
      Vì sao chúng ta cần phải chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình? Bản thân em có thể làm gì để thể hiện lòng yêu hoà bình? ( nêu ít nhất 4 việc)
   Trả lời:
     - Chúng ta phải chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình vì:
     + Hoà bình là khát vọng, là mơ ước muôn đời của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Chiến tranh là thảm hoạ, gây đau thương, mất mát cho loài người.
    + Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh, xung đột và ngòi nổ chiến tranh âm ỉ ở nhiều nơi. Nước ta tuy đang hoà bình nhưng nhiều thế lực thù địch vẫn đang tìm cách phá hoại cuộc sống bình yên đó.
   - Ví dụ về lòng yêu hoà bình:
   + Tôn trọng và lắng nghe người khác
   + Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh
   + Tôn trọng người dân tộc khác
   + Khi có xích mích thì chủ động gặp nhau trao đổi để dễ hiểu nhau
   + Khuyên can, hoà giải khi các bạn có bất đồng, xích mích
Câu 4. Duy là một học sinh hay gây gổ đánh nhau, cãi nhau với các bạn trong lớp, trong trường. Em hãy nhận xét hành vi của Duy. Em sẽ góp ý cho Duy như thế nào?
- Nhận xét hành vi của Duy: Hành vi của Duy không thể hiện lòng yêu hoà bình, vì người yêu hoà bình phải biết tôn trọng người khác, sống thân ái với mọi người. Ngoài ra, Duy còn vi phạm đạo đức, cư xử thiếu nhân ái và khoan dung đối với bạn bè.
- Góp ý cho Duy:
          - Nên gần gũi, lắng nghe để hiểu và thông cảm với bạn bè và được bạn bè thông cảm hơn.
          - Không dùng vũ lực để ép buộc bạn bè theo ý mình.
          - Không nên nóng nảy mà phải biết tự kiềm chế, làm chủ bản thân trong mọi tình huống quan hệ và giao tiếp.
 
Câu 5.  Theo em, lòng yêu hoà bình thể hiện như thế nào trong cuộc sống hằng ngày ?
Một số biểu hiện như : Biết lắng nghe, biết đặt mình vào vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ; biết thừa nhận những điểm khác với mình; biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn ; biết học hỏi những tinh hoa, những điểm mạnh của những người khác ; sống hoà đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác ; biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hoá khác ;...
Câu 6. Theo em, những biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tình yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày ?
A. Tôn trọng và lắng nghe người khác.
B. Có thái độ thân thiện, vui vẻ với mọi người.
C. Hay gây gổ, cãi vã với mọi người xung quanh.
D.  Thừa nhận và học hỏi những ưu điểm của người khác.
E. Có thái độ kì thị, phân biệt đối xử với người khác.
G. Tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hoá khác.
Câu 7.  Em sẽ ứng xử thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau ?
A. Tránh đi, không tham gia vào cuộc cãi lộn hoặc đánh lộn đó .
B. Tham gia đánh/cãi nhau để bênh vực lẽ phải.
C. Can ngăn các bạn và giúp các bạn hoà giải.
D. Đứng ngoài cổ vũ cho bên nào mạnh hơn.
Câu 8. Em sẽ ứng xử thế nào khi có sự bất đồng, xích mích với bạn ?
A. Tranh cãi đến cùng để giành phần thắng.
B. Chủ động gặp bạn trao đổi để hiểu nhau, giải quyết bất đồng.
C. Nhờ sự giúp đỡ của người khác để áp đảo bạn.
D. Nói xấu bạn với mọi người hoặc đe doạ, xúc phạm bạn.
Câu 9. Theo em, học sinh có thể làm gì để đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh ?
Nêu một số việc làm, ví dụ như : giao lưu với thanh, thiếu nhi quốc tế ; mít tinh, viết thư, gửi quà ủng hộ nhân dân, trẻ em những vùng bị ảnh hưởng của chiến tranh ; tham gia vẽ tranh, hát, đi bộ vì hoà bình ; tham gia diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam với hoà bình,...
Câu 10. Hôm đó, ở trường THCS thành phố H. xảy ra một sự việc đáng buồn. Mấy bạn nữ lớp 9B đánh hội đồng bạn T chỉ vì lí do “trông thấy ghét”. Đáng buồn hơn nữa là một số bạn chứng kiến cảnh đó chỉ đứng xem, không ai can ngăn hay có ý kiến gì.
- Em có tán thành những hành vi trên không ? Vì sao ?
- Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ có thái độ như thế nào và sẽ làm gì ?
- Không tán thành những hành vi trên vì những hành vi đó thể hiện không biết sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày, thể hiện sự thiếu tôn trọng, kì thị với người khác, dùng vũ lực với bạn bè, thờ ơ trước hành vi sai trái.
- Nếu chứng kiến sự việc, em sẽ không đứng ngoài xem, tỏ thái độ phản đối hành vi đánh bạn, can ngăn các bạn không đánh bạn T. Nếu không can ngăn được thì báo cho những người có trách nhiệm biết để kịp thời ngăn chặn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập52
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm50
  • Hôm nay7,107
  • Tháng hiện tại19,106
  • Tổng lượt truy cập8,122,311
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây