Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

Thứ sáu - 20/08/2021 23:03
Câu hỏi 1:
Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? tại sao phải thiết lập mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc? Trách nhiệm của công dân trong việc thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
  Trả lời:
     - Tình hữu nghị giũa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
    - Cần phải thiết lập mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới vì sẽ tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác phát triển về nhiều mặt như: kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật…
   - Tạo sự hiểu biết lẫn nhau tránh gây mâu thuẫn dẫn đến chiến tranh
    + Trách nhiệm của chúng ta:
   - Chăm chỉ học ngoại ngữ để có thể giao lưu quan hệ với các nước
   - Luôn thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với người nước ngoài qua thái độ, cử chỉ hành động…
   - Tích cực tìm hiểu các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội của các nước tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hữu nghị
   - Luôn có lòng tự hào, tự tôn dân tộc Việt Nam.
    Câu 2:
        Tác dụng của tình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc và các tổ chức quốc tế. đường lối chính sách của Đảng ta về vấn đề này? Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi hội nhập với thế giới.
   Trả lời:
     - Tác dụng của tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, các Quốc gia và tổ chức quốc tế:
   + Tạo nên môi trường hoà bình hiểu biết thân thiện
   + Tạo điều kiện thuận lợi hợp tác giúp đỡ nhau phát triển. có thể giải quyết được những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu.
   - Đường lối của Đảng:
   + coi trọng việc tăng cường hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, các Quốc gia và tổ chức quốc tế: trên tinh thần bình đẳng tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi
   + Không xâm phạm công việc nội bộ của nhau
   - Cơ hội và những thách thức:
   + Thế giới đang đứng trước những bức xúc có tính toàn cầu mà không một quốc gia dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết.
   + Bạn bè thế giới hiểu về đất nước con người việt Nam, hiểu về đường lối đổi mới của Đảng.
   + Tăng cường hợp tác giúp đỡ ta phát triển về mọi mặt
   + Điều kiện hội nhập với thế giới, vị trí nước ta ngày càng được nâng cao.
 

 Câu hỏi 2:
     Đối với nước ta hiện nay việc mở rộng hợp tác với tất cả các nước trên thế giới là rất cần thiết, tại sao? Trong khi mở rộng quan hệ hợp tác, nước ta tôn trọng theo những nguyên tắc nào? Những nguyên tắc đó có tác dụng gì?
   Trả lời:
    * Sự cần thiết mở rộng hợp tác:
    - Hoàn cảnh nước ta: Đi lên CNXH từ một nước nghèo, lạc hậu, ảnh hưởng lớn của hai cuộc chiến tranh.
   - Ý nghĩa:
   + Về chính trị: ổn định nâng cao vị thế nước ta.
   + Về kinh tế: Phát triển hội nhập, giúp ta có điều kiện tiếp cận nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật, học tập trình độ quản lí..
   + Về văn hoá giáo dục: học hỏi, giao lưu, làm giàu bản sắc dân tộc.
   * Nguyên tắc:
   + Tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
   + Không can thiệp nội bộ, không dùng vũ lực
   + Bình đẳng cùng có lợi
   + Giải quyết bất đồng bằng thương lượng hoà bình
   + Phản đối âm mưu, hành động gây xức ép cường quyền.
   * Tác dụng:
   + Giúp nước ta phát triển toàn diện, cùng nhau giải quyết các vấn đề bức xúc toàn cầu.
   + Tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng trở thành nước CNH – HĐH.
 
Câu 1. Em hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
Câu 2. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là (chọn câu trả lời đúng nhất) :
A. quan hệ bình đẳng giữa nước này với nước khác.
B. quan hệ giữa các nước láng giềng.
C. quan hệ thường xuyên, ổn định giữa nước này với nước khác.
D. quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
Câu 3. Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ?
A. Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài.
B. Không giúp đỡ người nước ngoài khi họ gặp khó khăn.
C. Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước bị thiên tai.
D. Không tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết với học sinh các nước.
Câu 4. Hành vi, thái độ nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ?
A. Chăm học ngoại ngữ để có thể giao lưu với người nước ngoài.
B. Kì thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài.
C. Niềm nở khi tiếp xúc với khách nước ngoài.
D. Viết thư giao lưu, kết bạn với học sinh và thiếu nhi các nước khác.
 
Câu 5. Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại ?
Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện để hợp tác, cùng phát triển; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh mâu thuấn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
 
Câu 6. Theo em, học sinh cần phải làm gì để thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân và học sinh các nước khác ?
- Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc trong các tình huống như có khách nước ngoài đến thăm trường; khi giao lưu với các bạn học sinh quốc tế; khi có người nước ngoài đến làm việc tại địa phương; khi có khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu; ...
- Tích cực tham gia các hoạt động hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức, như : Mít tinh ủng hộ, bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân và trẻ em các vùng bị chiến tranh tàn phá, quyên góp ủng hộ nhân dân và trẻ em vùng bị thiên tai, các hoạt động giao lưu khác, ...
Câu 7. Những ý kiến dưới đây về tình hữu nghị giữa các dân tộc là đúng hay sai ? (đánh dấu X vào ô tương ứng)
Ý kiến Đúng Sai
A. Không thể có quan hệ bình đẳng, hữu nghị giữa nước giầu và nước nghèo.    
B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc giúp các dân tộc hiểu và tôn trọng nhau, tránh được nguy cơ chiến tranh.    
C. Chỉ những nước có cùng chế độ chính trị mới có quan hệ hữu nghị với nhau.    
D. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trên thế giới.    
E. Chỉ những nước có hoàn cảnh giống nhau mới có thể thiết lập được quan hệ hữu nghị.    
G. Học sinh còn nhỏ không thể xây dựng được tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.    
 
Câu 8. Trường của Thanh tổ chức viết thư giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài, nhưng Thanh không tham gia. Các bạn trong tổ hỏi vì sao không tham gia thì Thanh nói nhiệm vụ chính của học sinh là học tập, việc viết thư là không cần thiết, làm mất thời gian, ảnh hưởng đến học tập.
- Em có tán thành suy nghĩ của Thanh không ? Vì sao ?
- Bản thân em suy nghĩ và đã thực hiện việc này như thế nào ?
- Không tán thành suy nghĩ của Thanh vì việc viết thư giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài là thể hiện tình hữu nghị, qua đó nâng cao hiểu biết về các dân tộc và học hỏi được nhiều điều bổ ích.
- Trình bày suy nghĩ và việc làm của bản thân trong việc tham gia các hoạt động hữu nghị do nhà trưởng tổ chức.
Câu 9. Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị khi tiếp xúc với người nước ngoài?
A. Thấy người nước ngoài thì chỉ trỏ hoặc chạy theo để xem.
B. Niềm nở, sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài.
C. Tò mò để ý xem cách ăn mặc của họ.
D. Đùa vui bằng cách nhại tiếng nói của họ.
 
Câu 10. Thắng và Dũng đang đi trên đường thì thấy có 2 người khách nước ngoài đang lúng túng, lưỡng lự giữa ngã tư, tay giở bản đồ ra xem, chắc là họ đang tìm đường. Thấy các bạn, họ tỏ vẻ vui mừng vẫy các bạn lại gần. Thắng định đến giúp họ thì Dũng kéo Thắng đi và nói : “Bọn Tây ba lô lang thang này cậu quan tâm làm gì, kệ họ”.
          Em hãy nhận xét hành vi của Dũng.
Hành vi của Dũng thể hiện thái độ thiếu tôn trọng, không thân thiện với người nước ngoài, không giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập230
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại114,616
  • Tổng lượt truy cập8,431,394
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây