Năng động sáng tạo:

Thứ sáu - 20/08/2021 23:01
Câu hỏi:
Hãy nêu sự cần thiết của đức tính năng động sáng tạo? Em hiểu gì về câu nói: “ Trẻ không năng động, già hối hận’’.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
      Trả lời:
     * Năng động sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp.
    * Câu này ý nói tuổi trẻ không năng động sáng tạo, không tích cực dám nghĩ, dám làm, say mê tìm tòi tiếp thu nắm bắt những cái mới để vận dụng vào cuộc sống thì khi già có hối hận cũng đã muộn.
Câu 1. Thế nào là năng động, sáng tạo?
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
 - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.
Câu 2.  Hãy nêu 2 biểu hiện năng động, sáng tạo và 2 biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo trong học tập của học sinh.
- Nêu được 2 biểu hiện năng động sáng tạo trong học tập, ví dụ: mạnh dạn học hỏi khi có điều gì chưa hiểu; tìm những cách giải bài tập khác nhau; sưu tầm thêm những bài tập ngoài sách giáo khoa; sưu tầm tư liệu để đọc thêm v.v ...                                              
- Nêu được 2 biểu hiện thiếu  năng động sáng tạo trong học tập, ví dụ: học thuộc lòng mà không hiểu bài (học vẹt); không chú ý vận dụng lý thuyết (lý thuyết suông); không biết liên hệ bài học với thực tế; chỉ biết làm theo thày, không tự tìm những cách giải khác v.v ...
Câu 3. Em tán thành ý kiến nào sau đây? Vì sao?
A. Học sinh còn nhỏ chưa thể sáng tạo được.
B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài.
C. Chỉ trong nghiên cứu khoa học mới cần đến sự sáng tạo.
D. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của tất cả mọi người lao động.
- Tán thành ý kiến D
- Giải thích: Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của tất cả mọi người lao động, nhất là trong xã hội hiện đại, vì lao động ở bất cứ lĩnh vực nào cũng cần đạt được kết quả tốt.
Câu 4. Bàn về khả năng sáng tạo của mỗi người, Bùi nói : “Sáng tạo là một phẩm chất không phải ai cũng có, cũng không phải rèn luyện mà có được, đó là do bẩm sinh. Cũng như trong học tập, có phải ai cũng sáng tạo được đâu, như tớ sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là trung bình, có cố gắng cũng thế thôi !”
          Em có tán thành ý kiến của Bùi không ? Vì sao ?
Không tán thành ý kiến của Bùi vì :
- Phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có được, mà phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống.
- Học sinh nếu cố gắng cải tiến phương pháp, có phương pháp học tập phù hợp thì vẫn có thể học tốt.
 
Câu 5. Biểu hiện nào dưới đây là năng động, sáng tạo trong lao động ?
A. Nghĩ đến đâu làm đến đó, không theo một quy trình nào.
B. Làm theo cách có sẵn hoặc đã được hướng dẫn.
C. Suy nghĩ tìm ra cách làm mới nhanh hơn, tốt hơn.
D. Tự làm theo ý mình, không quan tâm đến chất lượng công việc.
Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của người học sinh năng động, sáng tạo ?
A. Tìm cách giải bài tập mới nhưng kết quả không đúng.
B. Luôn học thuộc bài học trong sách giáo khoa.
C. Tìm đọc tài liệu tham khảo để mở rộng hiểu biết về nội dung học tập.
D. Thấy bài khó không chịu suy nghĩ, lấy sách giải ra chép.
Câu 7. Những biểu hiện dưới đây là năng động, sáng tạo hay không năng động, sáng tạo ? (đánh dấu X vào ô tương ứng)
Biểu hiện Năng động, sáng tạo Không năng động, sáng tạo
A. Khi thấy việc dễ thì làm, việc khó thì bỏ.    
B. Chủ động sắp xếp, tiến hành công việc trong lao động, học tập.    
C. Thường xuyên tìm hiểu, tham khảo những cách giải quyết khác nhau trong công việc.    
D. Lặp lại, bắt chước những gì người khác đã làm, không dám thay đổi những cái có sẵn.    
E. Không chịu bó tay, không lệ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện làm việc.    
G. Linh hoạt xử lí các tình huống nảy sinh trong công việc.    
H. Ngại thay đổi, khó thích nghi với hoàn cảnh, môi trường làm việc mới.    
I. Luôn suy nghĩ để tìm ra cách làm mới, sản phẩm mới đạt chất lượng, hiệu quả cao.    
K. Không tuân theo quy định về sản xuất    
L. Tìm ra cách làm mới nhanh hơn, nhưng chất lượng không đạt yêu cầu    
Câu 8. Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào ?
Năng động, sáng tạo giúp con người có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đạt được kết quả cao trong học tập, lao động và trong cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình và xã hội.
Câu 9. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của người học sinh năng động, sáng tạo ?
A. Có cách giải bài tập mới nhưng kết quả không đúng.
B. Luôn làm theo cách mà thầy/cô đã hướng dẫn.
C. Chủ động sắp xếp thời gian, công việc, học tập có hiệu quả.
D. Thấy bài khó thì nhờ bạn giải hộ.
 
Câu 10. Theo em, học sinh chúng ta cần làm gì để rèn luyện trở thành người năng động, sáng tạo ?
- Phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có được mà cần phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống.
- Đối với HS, để trở thành người năng động, sáng tạo trước hết phải có ý thức học tập tốt, có phương pháp học tập phù hợp và tích cực áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống thực tế.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại113,909
  • Tổng lượt truy cập8,430,687
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây