Câu 2. Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội ? |
- Người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng. - Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước. |
Câu 3. Có ý kiến cho rằng chỉ người lớn, nhất là những người có chức có quyền mới phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, học sinh còn nhỏ không có điều kiện để rèn luyện phẩm chất đó. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? |
Không tán thành ý kiến đó, vì phẩm chất chí công vô tư thể hiện trong cuộc sống hằng ngày và ai cũng phải rèn luyện và thực hiện. Học sinh có thể thực hiện như: tích cực tham gia các hoạt động của tập thể, không bao che cho những việc làm sai trái, bảo vệ lẽ phải, công bằng khi nhận xét, đánh giá người khác .... |
Câu 4. Lan và Hoà là đôi bạn thân. Hôm nay Lan là cờ đỏ, Lan đi kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của các bạn. Hoà làm thiếu bài tập, nhưng Lan lại báo cáo với lớp là Hoà làm bài đủ. Em hãy nhận xét hành vi của Lan. Nếu là Lan, em sẽ cư xử như thế nào? |
- Hành vi của Lan là thiếu trung thực và không chí công vô tư vì chỉ xuất phát từ tình cảm riêng, không vì lợi ích chung của cả lớp. Việc làm đó là thiên vị, không công bằng, không tôn trọng lẽ phải. - Nêu cách ứng xử: Nếu ở địa vị Lan, em sẽ báo cáo trung thực về thiếu sót của Hoà và sau đó sẽ gặp Hoà để tìm hiểu nguyên nhân, giải thích lý do vì sao em phải báo cáo đúng sự thật để Hoà hiểu và thông cảm, góp ý và động viên Hoà cố gắng sửa chữa thiếu sót. |
Câu 5. Hành vi nào dưới đây thể hiện chí công vô tư ? A. Trong các cuộc bình bầu, Hậu hay bỏ phiếu cho những bạn chơi thân với mình. B. Hiền chỉ chăm lo việc học của mình, còn các công việc của lớp thì không quan tâm. C. Hôm nay đến lớp thấy đã muộn mà chưa có ai làm vệ sinh lớp học, An tự quét dọn lớp để kịp giờ vào học. D. Vinh hay bao che khuyết điểm cho Nhân vì Nhân hay cho Vinh nhìn bài khi kiểm tra. |
||||||||||||||||||||||||
Câu 6. Những biểu hiện dưới đây là chí công vô tư hay không chí công vô tư ? (đánh dấu X vào ô tương ứng)
|
||||||||||||||||||||||||
2. Tự chủ: Câu 1. Em hiÓu thÕ nµo lµ tù chñ ? |
||||||||||||||||||||||||
Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống ; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân. |
Câu 2. Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ phải là người luôn luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? |
- Không tán thành ý kiến đó. - Giải thích: Người biết tự chủ cần phải quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh mình vì: + Tự chủ không có nghĩa là sống một cách đơn độc, khép kín, mà vẫn cần giao tiếp và hoạt động. + Người biết tự chủ là người phải luôn biết biết lắng nghe ý kiến của mọi người để tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình theo hướng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, tình huống. |
Câu 3. Linh là học sinh lớp 9. Linh đang học bài ở nhà thì Tuấn đến rủ Linh đi chơi điện tử ăn tiền. Nếu là Linh, trong trường hợp đó, em sẽ làm gì? Vì sao em làm như vậy? |
- Nêu cách ứng xử của bản thân: Kiên quyết và khéo léo từ chối không đi chơi điện tử ăn tiền, khuyên Tuấn không chơi điện tử ăn tiền và rủ Tuấn cùng học bài. - Giải thích lí do : Chơi điện tử ăn tiền là một hình thức cờ bạc, là tệ nạn xã hội, bị pháp luật nghiêm cấm. |
Câu 4. Hãy nêu những biểu hiện của người có tính tự chủ. |
Biểu hiện của người có tính tự chủ: biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; không nao núng, hoang mang khi khó khăn; không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực; biết tự ra quyết định cho mình,... |
Câu 5. V× sao con ngêi cÇn biÕt ph¶i biÕt tù chñ ? |
Tính tự chủ giúp cho con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hoá ; biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ; không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực. |
Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự chủ ? A. Luôn luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của người khác. B. Sống đơn độc, khép kín. C. Tự quyết định công việc của mình, không bị hoàn cảnh chi phối. D. Dễ bị người khác lôi kéo làm theo họ. |
||||||||||||||||||||||||
Câu 7. Hành vi dưới đây là tự chủ hay thiếu tự chủ ? (đánh dấu X vào ô tương ứng)
|
||||||||||||||||||||||||
Câu 8. Những câu tục ngữ nào dưới đây nói về tính tự chủ ? A. Ăn có nhai, nói có nghĩ. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. Đừng ăn thoả đói, đừng nói thoả giận. D. Ăn chắc mặc bền. |
||||||||||||||||||||||||
Câu 9. Theo em, học sinh cần rèn luyện như thế nào để trở thành người có tính tự chủ cao ? Hãy nêu cách rèn luyện của em. | ||||||||||||||||||||||||
- Luôn có ý thức rèn luyện làm chủ những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của bản thân trong các hoạt động, các tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày - Tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể; kiên định thực hiện và bảo vệ cái đúng, cái tốt; không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng (chia bè phái, mất đòan kết, trốn học, bỏ học, tham gia vào các tệ nạn xã hội...). |
Câu 1. Thế nào là năng động, sáng tạo? |
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. |
Câu 2. Hãy nêu 2 biểu hiện năng động, sáng tạo và 2 biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo trong học tập của học sinh. |
- Nêu được 2 biểu hiện năng động sáng tạo trong học tập, ví dụ: mạnh dạn học hỏi khi có điều gì chưa hiểu; tìm những cách giải bài tập khác nhau; sưu tầm thêm những bài tập ngoài sách giáo khoa; sưu tầm tư liệu để đọc thêm v.v ... - Nêu được 2 biểu hiện thiếu năng động sáng tạo trong học tập, ví dụ: học thuộc lòng mà không hiểu bài (học vẹt); không chú ý vận dụng lý thuyết (lý thuyết suông); không biết liên hệ bài học với thực tế; chỉ biết làm theo thày, không tự tìm những cách giải khác v.v ... |
Câu 3. Em tán thành ý kiến nào sau đây? Vì sao? A. Học sinh còn nhỏ chưa thể sáng tạo được. B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài. C. Chỉ trong nghiên cứu khoa học mới cần đến sự sáng tạo. D. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của tất cả mọi người lao động. |
- Tán thành ý kiến D - Giải thích: Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của tất cả mọi người lao động, nhất là trong xã hội hiện đại, vì lao động ở bất cứ lĩnh vực nào cũng cần đạt được kết quả tốt. |
Câu 4. Bàn về khả năng sáng tạo của mỗi người, Bùi nói : “Sáng tạo là một phẩm chất không phải ai cũng có, cũng không phải rèn luyện mà có được, đó là do bẩm sinh. Cũng như trong học tập, có phải ai cũng sáng tạo được đâu, như tớ sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là trung bình, có cố gắng cũng thế thôi !” Em có tán thành ý kiến của Bùi không ? Vì sao ? |
Không tán thành ý kiến của Bùi vì : - Phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có được, mà phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống. - Học sinh nếu cố gắng cải tiến phương pháp, có phương pháp học tập phù hợp thì vẫn có thể học tốt. |
Câu 5. Biểu hiện nào dưới đây là năng động, sáng tạo trong lao động ? A. Nghĩ đến đâu làm đến đó, không theo một quy trình nào. B. Làm theo cách có sẵn hoặc đã được hướng dẫn. C. Suy nghĩ tìm ra cách làm mới nhanh hơn, tốt hơn. D. Tự làm theo ý mình, không quan tâm đến chất lượng công việc. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của người học sinh năng động, sáng tạo ? A. Tìm cách giải bài tập mới nhưng kết quả không đúng. B. Luôn học thuộc bài học trong sách giáo khoa. C. Tìm đọc tài liệu tham khảo để mở rộng hiểu biết về nội dung học tập. D. Thấy bài khó không chịu suy nghĩ, lấy sách giải ra chép. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 7. Những biểu hiện dưới đây là năng động, sáng tạo hay không năng động, sáng tạo ? (đánh dấu X vào ô tương ứng)
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 8. Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào ? | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Năng động, sáng tạo giúp con người có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đạt được kết quả cao trong học tập, lao động và trong cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình và xã hội. | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 9. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của người học sinh năng động, sáng tạo ? A. Có cách giải bài tập mới nhưng kết quả không đúng. B. Luôn làm theo cách mà thầy/cô đã hướng dẫn. C. Chủ động sắp xếp thời gian, công việc, học tập có hiệu quả. D. Thấy bài khó thì nhờ bạn giải hộ. |
Câu 10. Theo em, học sinh chúng ta cần làm gì để rèn luyện trở thành người năng động, sáng tạo ? |
- Phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có được mà cần phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống. - Đối với HS, để trở thành người năng động, sáng tạo trước hết phải có ý thức học tập tốt, có phương pháp học tập phù hợp và tích cực áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống thực tế. |
Câu 1. Em hiểu thế nào làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? | |||||||||||||||
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn. | |||||||||||||||
Câu 2. Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? (chọn câu trả lời đúng nhất) A. Là làm ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian nhất định. B. Là làm ra được một sản phẩm có giá trị trong thời gian không xác định. C. Là làm ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian ngắn nhất. D. Là làm ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn. |
|||||||||||||||
Câu 3. Để tranh thủ thời gian, trong giờ học, Hà thường mang bài tập của môn khác ra làm. Có bạn khen Hà làm việc có năng suất và làm theo Hà. Em có tán thành cách làm đó không? Vì sao? | |||||||||||||||
Không tán thành cách làm đó của Hà vì : - Làm việc gì cũng phải chú ý đến 3 mặt là năng suất, chất lượng và hiệu quả. Nếu chỉ quan tâm đến năng suất mà không quan tâm đến các mặt kia thì không đạt yêu cầu của công việc, sản phẩm làm ra tuy nhiều nhưng có thể là xấu hoặc hỏng, không sử dụng c. - Việc làm của Hà tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm được nhiều việc, nhưng thực ra không có chất lượng, hiệu quả vì Hà không nghe giảng được, đo đó không hiểu bài, ảnh hưởng đến kết quả học tập. |
|||||||||||||||
Câu 4. Theo em, việc tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp học tập có phải là biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả không ? Vì sao ? | |||||||||||||||
Việc tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp học tập là biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, vì : cải tiến phương pháp học tập giúp ta đỡ tốn thời gian học mà hiểu bài sâu, nắm vững kiến thức, kĩ năng, kết quả học tập cao. | |||||||||||||||
Câu 5. Hành vi nào dưới đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? A. Lâm thường làm nhiều việc trong một lúc nên việc gì cũng dở dang. B. Trong giờ kiểm tra môn Văn, Tâm chưa đọc kĩ đề đã làm bài ngay nên bị lạc đề. C. Loan có kế hoạch học tập hợp lí, luôn tìm tòi suy nghĩ, cải tiến phương pháp học tập nên cuối năm đạt thành tích học sinh giỏi. D. Khi làm bài tập, Liên chỉ quan tâm để làm được nhiều bài, không cần biết là làm đúng hay sai. |
|||||||||||||||
Câu 6. Em tán thành ý kiến nào dưới đây ? A. Chỉ những người có khả năng đặc biệt mới có thể làm việc vừa có năng suất, vừa có chất lượng, hiệu quả. B. Trong sản xuất hàng hóa thì chỉ cần năng suất, còn chất lượng thì không quan trọng lắm. C. Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, phải có lòng say mê và sự hiểu biết. D. Chỉ cần tăng năng suất lao động thì sẽ có hiệu quả trong sản xuất. |
|||||||||||||||
Câu 7. Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai ? (đánh dấu X vào ô tương ứng)
|
|||||||||||||||
Câu 8. Vì sao cần phải làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? | |||||||||||||||
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội, bởi vì : - Tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng trong một thời gian ngắn sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. - Đồng thời bản thân người lao động sẽ thấy hạnh phúc, tự hào vì thành quả lao động của mình và họ sẽ có thu nhập cao, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. |
|||||||||||||||
Câu 9. Theo em, để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cần có những yếu tố gì? Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ tốt, lao động tự giác, tuân theo kỉ luật lao động, luôn năng động, sáng tạo. |
|||||||||||||||
Câu 10. Theo em, để có thể học tập có năng suất, chất lượng, hiệu quả, học sinh phải rèn luyện như thế nào ? | |||||||||||||||
- Chủ động trong học tập, luôn tìm tòi, suy nghĩ, nghiên cứu cứu SGK và các tài liệu tham khảo khác. - Mạnh dạn bày tỏ những băn khoăn, thắc mắc của bản thân, chia sẻ ý kiến, quan điểm riêng với bạn bè, thầy cô giáo, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Tích cực liên hệ, tự liên hệ, vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn,... |
Câu 1. Em hiểu thế nào là dân chủ ? Thế nào là kỉ luật ? |
- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. - Kỉ luật là những quy định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội, mhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. |
Câu 2. Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào ? |
Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ hai chiều, thể hiện : kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả; dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật. |
Câu 3. Ý kiến nào dưới đây về dân chủ và kỉ luật là đúng ? A. Dân chủ là mọi người có quyền được nói, được làm bất kì việc gì, ở đâu. B. Trong nhà trường chỉ cần có kỉ luật, không cần có dân chủ. C. Dân chủ đi đôi với kỉ luật sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể. D. Kỉ luật sẽ làm cản trở sự phát huy tinh thần dân chủ và hạn chế tài năng của con người. |
Câu 4. Theo em, học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật ? |
Để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật, học sinh cần tham gia xây dựng nội quy trường lớp; tham gia ý kiến về các hoạt động của tập thể; thực hiện tốt nội quy của nhà trường, Điều lệ của Đội, của Đoàn; tôn trọng và thực hiện các quy định của cộng đồng nơi ở; … |
Câu 5. Hành vi nào dưới đây là thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật ? A. Chăm chú lắng nghe thầy cô giảng và phát biếu ý kiến xây dựng bài. B. Nói tự do, nói đế lời thầy cô khi thầy cô đang giảng bài. C. Lớp trưởng tự đề ra kế hoạch thu tiền của các bạn trong lớp để gây quỹ. D. Tranh nhau phát biểu ý kiến trong các cuộc họp lớp/sinh hoạt Đội. |
Câu 6. Theo em, vì sao dân chủ phải đi đôi với kỷ luật ? |
- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể. - Tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn